Sinh Viên Việt Nam làm theo lời Bác
Vũ Văn Bách - Sau khi đọc xong một bài báo so sánh 20 sinh viên Việt Nam bị lạc khi đi phượt trên núi Bà Đen (Tây Ninh) với 1 bé gái 7 tuổi Sailor Gutzler (Mỹ) vượt 1km rừng, sống sót và tìm sự giúp đỡ khi cả gia đình bị thiệt mạng do tai nạn máy bay, sinh viên Bách đắng lòng đặt ra mấy câu hỏi:
Bé Sailor Gutzler, người duy nhất sống sót sau tai nạn máy bay trong rừng.
- Hai mươi bạn sinh viên làm cái quái gì với các thiết bị di động khi ở trên 1 quả núi giữa đồng bằng? (Check in???)
- Sinh viên Việt Nam làm gì sau mấy giờ học kiến thức ở trường?
- Những người lãnh đạo có bao giờ nghĩ đến bộ môn ''Học cách sinh tồn''?
- Bao giờ người Việt mới bỏ được cái câu: ''Đấy là Mỹ'', hay đại loại thế?
- Phải chăng sinh viên Việt Nam được dạy cách ảo tưởng sức mạnh khi đi phượt mà kỹ năng nhỏ nhất là xác định phương hướng cũng không có?
(Với mình thì vì không thông minh nên từ ngày có cái la bàn trôm được, cứ đi đâu đó rừng rú là lại mang theo).
- Nói về kỹ năng sinh hoạt đoàn Thanh niên cộng sản HCM thì các bạn như thánh, nhưng lên núi thì chả có ''đoàn viên'' nào biết cách xuống. Có nên giải tán cái tổ chức này đi cho rồi vì kỹ năng sinh tồn còn không có thì đoàn đảng cái gì???
Chắc có bạn sẽ nói mình có tư tưởng này nọ, cơ mà... đúng thế thật. Bạn thấy gì trong mỗi buổi sinh hoạt đoàn? Bí thư lên đọc ''diễn văn'' rồi các đoàn viên bên dưới ''gật gù''. Cái mang tính cộng đồng duy nhất có lẽ là mấy trò chơi đội nhóm mang tính chất giải trí, và các bạn gọi đó là Đoàn TNCS HCM.
Ngoài mấy chương trình Mùa hè xanh thì chả thấy có chương trình nào ý nghĩa cả. Lại càng không có chương trình nào dạy sinh viên cách kiếm đồ ăn nước uống trong rừng, hay cách dựng 1 căn lều bạt chuẩn để tránh mưa gió trong vòng 3 phút với điều kiện khó khăn...
Hình ảnh 20 sinh viên sau khi được đưa xuống núi
Vào mùa Hè năm 2012, tôi có cơ hội được tham gia Trại ơn gọi Anphong I do Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức tại Trung tâm hành hương Lavang (Gp Huế) từ ngày 16/7/2012 đến 20/7/2012. Trong khuôn khổ diễn ra Trại ơn gọi, các thành viên tham gia 100% là học sinh THPT và Sinh viên từ Bắc tới Nam. Ngoài chủ đề về ơn gọi, các Tu sĩ DCCT còn truyền đạt cho các bạn trẻ nhiều kỹ năng sinh tồn. Từ cách thắt nút đầu dây, cứu hộ với dây, qua suối bằng dây thừng và tre, dựng lều...
Ý nghĩa nhất có lẽ là đêm thứ 2. Trong khi các thành viên đang nghỉ ngơi, còi hiệu vang lên, ban tổ chức thông báo 1 chuyến đi khó khăn trong đêm và mỗi người chỉ có thể mang theo một số đồ dùng cần thiết cho vài ngày tới. Sau khi tập trung, Cha phụ trách nói: ''chúng ta không được ở đây nữa và sẽ phải di chuyển ngay trong đêm nay mà không có phương tiện, bốn xung quanh là rừng vì vậy các bạn phải theo sát nhau. Chúng ta chưa có điểm dừng chân đêm nay cũng như chưa có phương án nào kịp thời. Trên đường đi nguy hiểm, có những thứ các bạn sẽ không nên nhìn thấy trước khi đi sâu vào cánh rừng vì vậy mắt các bạn sẽ phải bịt lại trước khi vào rừng và cho tới lúc an toàn. Các bạn không có gì dẫn đường ngoài 1 sợi dây, hãy bám vào đó và tiến.
Khi nói xong, 120 bạn trẻ được chia làm các đội nhỏ, mỗi đội tiến tới 1 địa điểm khác nhau, bịt mắt và bắt đầu lần theo sợi dây để đi. Cảm giác lo sợ
lấn át thích thú. Cả đội bám vào nhau và đi theo sợi dây. Khi vào rừng cây, những hố sâu tới đầu gối khiến các thành viên gặp khó khăn trong khi cây cối chằng chịt và không thể nhìn thấy gì ngoài việc cảm nhận bằng đôi tay và bàn chân. Sau một hồi lâu đi trong rừng, cả đội mừng rỡ khi nghe đội trưởng thông báo đã hết rừng và an toàn. Mở bịt mắt ra, cả đội vui sướng trong ngỡ ngàng khi đích đến chính là nơi xuất phát và cả đội đã đi 1 vòng dài trong rừng, lúc đó chúng tôi mới... hoàn hồn.
Thế mới biết vào rừng, lên núi nó nguy hiểm thế nào.
Trong khu vực Sài Gòn và các tỉnh phía Nam, cũng có một phong trào mang tên ''Hướng đạo sinh'' (có từ thời trước năm 1975) cũng rất thiết thực khi truyền bá những kỹ năng như thế. Nhưng cũng thật khó hiểu khi ''Nhà nước mình'' lại không ''yêu mên'' phong trào này vậy nên nó chưa phát triển mạnh mẽ được. Dường như chính sách của Việt Nam mình chỉ hướng người ta đến cái kim chỉ nam duy nhất là đảng chứ không phải là tự lập và chính kiến cá nhân. Người Việt đang được dạy sống với tư tưởng an phận và quen bị áp đặt và sinh viên ngày nay cũng thế. Có lẽ đó chính là ''kỹ năng sinh tồn'' của đảng cầm quyền.
Kỹ năng sinh tồn
Quay trở lại với 20 bạn sinh viên trên núi Bà Đen và bé Sailor Gutzler. Trong balo của các bạn có những gì và các bạn đã sử dụng những gì để mình phải rơi vào tình cảnh đó? Bé gái 7 tuổi kia chỉ có bộ quần áo mùa hè trên người, 1 cái tất chân và... kỹ năng sinh tồn mà người cha mới mất trong vụ tai nạn dạy bé để vượt rừng tới nhà dân xin trợ giúp.
Hai mươi con người, 20 ''tương lai của đất nước'' nghĩ gì sau khi được đưa xuống núi bằng sự nhọc công tìm kiếm của gia đình và lực lượng cứu hộ?
Ps: Đây là ý kiến cá nhân của tác giả. Sao chép xin đề đường link hoặc nguồn.
''Các bạn có quyền gọi tớ là phản động cho tới khi các bạn hối hận''