Bài Mới

baimoi
qc

Đằng sau tiếng khóc kêu cứu từ trại cải tạo lao động Trung Quốc - Behind Cry for Help From China Labor Camp

< A >
Andrew Jacobs (NyTimes)Người dịch Như Ngọc (Danlambao) - Mã Tam Gia, Trung Hoa - Tiếng khóc kêu cứu, một lá thư được xếp gọn gàng và nhét bên trong một gói đồ trang trí lễ hội hóa trang Halloween được bán tại cửa hàng Kmart, đã vượt chặng đường dài 8.000 cây số từ Trung Hoa để đến tay một người mẹ có hai đứa con ở tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.

Bức thư được viết với những dòng chữ tiếng Anh nguệch ngoạc trên một tờ giấy mỏng và người viết nói rằng ông bị giam giữ tại một trại cải tạo lao động ở thị trấn phía Đông Bắc Trung Hoa. Ông cho biết ở đó các tù nhân phải làm việc vất vả bảy ngày một tuần, 15 giờ trong ngày họ bị ám ảnh về sự giám sát ác nghiệt của bọn cai tù tàn bạo.

"Quý vị: Nếu quý vị thỉnh thoảng mua sản phẩm này, xin vui lòng chuyển thư này đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới." Đó là một đọan trong bức thư được nằm giữa hai ngôi mộ đá giả, nó rơi ra khi bà Julie Keith mở chiếc hộp trong phòng khách nhà bà vào tháng 10 năm ngoái. "Hàng ngàn người tù ở đây, những người đang bị nhà cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Cộng hành hạ, sẽ tri ân và nhớ đến quý vị mãi mãi."


Tòa nhà hành chính của trại lao động Mã Tam Gia và các cơ sở khác ở Trung Cộng.

Bức thư đã thu hút giới truyền thông quốc tế và tạo nên sự quan tâm sâu rộng đến hệ thống "cải tạo lao động" trá hình đầy mờ ám của Trung Cộng. Hệ thống đó giam cầm những tội phạm hình sự mà tội phạm lặt vặt, người theo tôn giáo không được nhà cầm quyền công nhận, hay người chỉ trích nhà cầm quyền có thể bị công an Trung Cộng giam cầm đến 4 năm mà không cần xét ​​xử.


Hình bức thư do bà Julie Keith cung cấp. Nguồn The New York Times.
Một phần của bức thư được tìm thấy trong một gói đồ trang trí lễ hội hóa trang Halloween.

Nhưng người viết thư đó vẫn là một bí ẩn, nghi vấn được đặt ra rằng liệu đó là một tù nhân thực sự hay một nhà hoạt động sáng tạo chỉ đơn giản tạo nên bức thư để thu hút sự chú ý đến vấn đề này.

Tuy nhiên vào tháng trước, trong một cuộc phỏng vấn để thảo luận về các trại lao động của Trung Cộng, một cựu tù nhân 47 tuổi tại trại Mã Tam Gia cho biết ông là tác giả của bức thư. Ông ấy là một người dân Bắc Kinh và là học viên Pháp Luân Công, ông cho biết đó là một trong 20 bức thư mang cùng nội dung mà ông đã bí mật viết trong suốt hai năm. Sau đó ông cất giấu chúng trong các sản phẩm có bao bì bằng tiếng Anh mà ông ta cho rằng sẽ được bán cho phương Tây.

Người đàn ông yêu cầu chỉ được gọi bằng tên họ là Zhang vì sợ bị trả thù cho biết: "Trong một thời gian dài tôi hình dung một số bức thư được phát hiện ở nước ngoài nhưng theo thời gian tôi từ bỏ hy vọng và quên đi chúng."

Ông biết rõ các hoạt động của trại qua câu hỏi và chúng được chứng thực bởi các tù nhân khác. Ông kể chuyện giống như các tù nhân khác đã nói về công việc tạo nên những bia mộ giả. Chữ viết tay và kiến thức tiếng Anh trung bình của ông phù hợp với những chữ trong bức thư, tuy vậy người ta không thể biết chắc chắn liệu có ai đã viết các bức thư khác, mà một trong các thông điệp đã đến tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.

Nếu lời nói của ông Zhang thực sự giải thích nguồn gốc của bức thư thì thành tích đó tiêu biểu cho một trong những chiến dịch thành công khác cho một người theo phong trào Pháp Luân Công. Phong trào được biết đến với những nỗ lực đấu tranh lớn lao, gây nên sự nhục nhã cho nhà cầm quyền Trung Cộng sau khi phong trào bị đặt ngoài vòng pháp luật từ năm 1999.

Được khuyến khích tham dự các cuộc tranh luận công khai được tổ chức bất thường ở Trung Hoa trong những tháng gần đây tại nơi đây về tương lai của việc cải tạo lao động, nhiều cựu tù nhân đã mạnh dạn kể những câu chuyện của họ. Trong cuộc phỏng vấn với hơn một chục người bị bắt giam tại Mã Tam Gia và các trại khác trên khắp đất nước, họ mô tả một bảng liệt kê các sự hành hạ khủng khiếp bao gồm việc tù nhân bị đánh đập thường xuyên, bị mất ngủ trong nhiều ngày và các tù nhân bị xiềng xích trong tư thế đau đớn trong nhiều tuần.

Nhiều cựu tù nhân kể lại cái chết của một bạn tù hoặc là do tự tử hay từ một căn bệnh không hề được các quan chức nhà tù cho điều trị.

Chen Shenchun, 55 tuổi, người bị kết án hai năm vì từ chối hủy bỏ kiến nghị đòi hoàn lại tiền lương chưa được thanh toán từ công việc kế toán của mình tại một nhà máy quốc doanh kể: "Đôi khi các cai tù nắm tóc tôi để kéo tôi đi xung quanh phòng giam hay áp dùi cui điện vào da của tôi thật lâu làm mùi da thịt cháy bay khắp phòng." 

Theo lời các cựu tù nhân, khoảng một nửa số tù nhân ở trại Mã Tam Gia là các học viên Pháp Luân Công cộng với các giáo dân Công Giáo và Tin Lành của các giáo hội thầm lặng. Phần còn lại là một ít gái mại dâm, những người nghiện ma túy, và những người gửi kiến nghị chống lại những bất công xã hội khiến họ trở thành nạn nhân của sự trả thù từ các quan chức địa phương. 

Tất cả đều đồng ý rằng việc trấn áp tồi tệ nhất đã được nhắm vào các thành viên Pháp Luân Công là những người đã từ chối từ bỏ niềm tin của họ. Ngoài những cú chích điện họ còn nói rằng các cai tù buộc chân tay của họ vào bốn chiếc giường, sau đó dần dần đá giường ra xa nhau. Một số tù nhân đã bị trói trong tư thế đó nhiều ngày, bị bỏ đói và phải nằm trên phân và nước tiểu của họ.

Thomas Patterson for The New York Times

Bà Julie Keith ở tiểu bang Oregon, người tìm thấy một lá thư về trại trong một hộp đồ trang trí Halloween.

"Tôi vẫn không thể quên được những lời cầu xin và gào thét," Liu Hua, 51 tuổi, người bị cầm tù tại trại Mã Tam Gia ba lần khác nhau cho biết. "Nơi đó là một địa ngục sống."

Ngay cả khi biết rằng công việc nặng nhọc, nhiều tù nhân đã mô tả thời gian làm việc trong các xưởng sản xuất ở trại Mã Tam Gia như một thời gian nghỉ ngơi từ sự ngược đãi của cai tù hoặc sự hành hạ hằng giờ trong "lớp học cải tạo" mà thường kéo theo một tụng vô tận của quy tắc trại hoặc bị bắt ca hát những bài hát yêu nước kiểu Cộng sản trong khi phải đứng dưới ánh mặt trời nóng hừng hực.

Phần nhiều công việc liên quan đến sản xuất quần áo cho thị trường trong nước hoặc đồng phục cho cảnh sát vũ trang nhân dân. Nhưng các tù nhân nói rằng họ cũng lắp ráp vòng hoa lễ Giáng Sinh xuất cảng sang Hàn Quốc, áo khoác nhồi lông vịt đã được dán nhãn "Sản xuất tại Ý" và hoa lụa mà cai tù khẳng định sẽ được bán tại Hoa Kỳ. "Bất cứ khi nào chúng tôi làm hàng xuất khẩu thì họ nói: "Bọn bây cần cẩn thận hơn với chúng," Jia Yahui, 44 tuổi, một cựu tù nhân hiện đang sống ở New York cho biết.

Bà Corinna-Barbara Francis, nhà nghiên cứu về Trung Hoa tại Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói rằng việc bãi bỏ hoặc cải cách đáng kể hệ thống cải tạo lao động sẽ rất khó khăn vì nó không chỉ cung cấp cho công an Trung Cộng một phương tiện để đối phó dễ dàng với những người bị cho là kẻ gây rối mà còn có sức hấp dẫn đối với những người cầm quyền trong một hệ thống rộng lớn bao gồm hơn 300 trại. Ngoài lợi nhuận thu được từ công sức lao động của tù nhân, nhân viên nhà tù thường nhận hối lộ từ gia đình của những tù nhân. Nhiều gia đình lo lót cho người thân được thả sớm hoặc được yên thân trong trại. "Với số tiền to lớn đang được bôi trơn ở những nơi này, quyền lợi kinh tế để giữ cho hệ thống được kéo dài sẽ thực sự mạnh mẽ," bà nói.

Trong thời gian thiếu nhân công lao động, các tù nhân nói rằng các quan chức ở Mã Tam Gia chỉ cần mua sức lao động từ những người phạm tội lặt vặt nơi các thành phố khác với giá bắt đầu khoảng 800 nhân dân tệ, tương đương 130 USD cho sáu tháng lao động của mỗi người. Họ bao gồm những người như Zhang Ling, 25 tuổi đến từ thành phố ven biển phía đông của Đại Liên, người ta nói rằng cô là một trong nhóm 50 phụ nữ trẻ bị công an bắt vào tháng 5 năm ngoái trong một chiến dịch truy quét các chương trình bán các kim tự tháp bất hợp pháp. Những phụ nữ này sau đó bị bán cho trại Mã Tam Gia. Trong trại cô Zhang Ling khâu nút áo trên đồng phục quân sự và được thả sớm hơn 10 tháng sau khi gia đình trả tiền hối lộ cho cô được thả ra.

Các quan chức trại Mã Tam Gia đã không trả lời "fax" và điện thoại yêu cầu một cuộc phỏng vấn. Một buổi chiều gần đây, một nửa tá cai tù đứng hút thuốc lá trong lúc giải lao bên ngoài trại lao động của phụ nữ từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Tuy nhiên một cai tù đã sửa lưng người đặt ra một câu hỏi. "Không có tù nhân ở đây," cô ta nghiêm khắc nói. "Họ đều là cải tạo viên."

Tập đoàn Sears Holdings, chủ sở hữu của Kmart, từ chối đưa ra một nhân viên cấp cao cho một cuộc phỏng vấn. Nhưng trong một tuyên bố ngắn gọn, một phát ngôn viên của công ty, Howard Riefs, cho biết một cuộc điều tra nội bộ do việc phát hiện bức thư không tìm thấy vi phạm quy định của công ty về việc cấm sử dụng lao động cưỡng bức. Ông từ chối cung cấp tên của cơ sở sản xuất Trung Cộng nơi sản xuất sản phẩm được gọi là "Hoàn toàn ma quái." Đó là một bộ trang trí Halloween được bán với giá 29.99 USD ở Mỹ, nó bao gồm nhện nhựa, mạng nhện nhân tạo và một tấm "vải đẫm máu."

Mặc dù đã được thả từ trại Mã Tam Gia vào năm 2010, ông Zhang, người tự nhận đã viết bức thư, vẫn mang những ký ức sống động về sản xuất bia mộ giả bằng nhựa xốp. Để chúng trông cũ kỹ người ta sơn chúng với một miếng bọt biển. "Đó là một công việc đặc biệt khó khăn," ông nói. "Nếu kết quả không theo ý thích của các cai tù, họ bắt chúng tôi làm lại một lần nữa." Ông ước tính rằng các tù nhân sản xuất ít nhất 1.000 bia mộ giả trong thời gian một năm ông làm việc đó.

Viết thư bí mật là công việc phức tạp và nguy hiểm. Trại cấm tù nhân dùng giấy bút. Ông Zhang cho biết một hôm ông đã ăn cắp giấy bút trong một chiếc bàn làm việc trong một văn phòng quản lý trại khi ông quét dọn nó. Ông viết bức thư trong lúc những tù nhân đang ngủ. Ông nói cần cẩn thận để không đánh thức những tù nhân đầu nậu - thường là người nghiện ma túy hoặc những tên trộm bị kết án - công việc của họ là canh chừng những tù nhân khác. Ông cuộn tròn bức thư và giấu nó bên trong các thanh thép rỗng của chiếc giường ngủ của mình, ông nói.

Bức thư được giữ ở đó đôi khi nhiều tuần cho đến khi một sản phẩm được xuất khẩu đã sẵn sàng để đóng gói. "Quá sớm thì nó có thể rơi ra, quá muộn thì sẽ không có cách nào để đặt được nó vào trong hộp," ông Zhang nói. Ông là một chuyên gia công nghệ và học tiếng Anh ở đại học. Những điều ông nói về cuộc sống trong trại cải tạo phù hợp với những gì mà những cựu tù nhân khác nói. Họ cho biết họ đã sản xuất các mặt hàng cho lễ hội Halloween giống như thế.

Tháng 12 năm ngoái, bà Keith, người phụ nữ đã mua các sản phẩm trong năm 2011 nhưng đã không mở nó cho đến năm sau, gửi bức thư bà tìm thấy đến Sở Di Trú liên bang và Cục Hải Quan Hoa Kỳ, và họ cho biết sẽ xem xét vấn đề này. Một phát ngôn viên của cơ quan nói rằng dựa trên quy tắc quy định ông không thể khẳng định liệu một cuộc điều tra đang được tiến hành, nhưng mà trường hợp như vậy thường mất nhiều thời gian để theo đuổi.

Với bà Keith, một người quản lý tại Goodwill Industries, đó là một kinh nghiệm đáng giá. Bà cho biết trước đây bà biết rất ít về Trung Hoa, ngoại trừ hầu hết các đồ dùng trong nhà bà mua được sản xuất tại đó. "Khi bức thư đó bật ra và con gái tôi nhặt nó lên, tôi đã không tin rằng đó là sự thật," bà nói. "Nhưng sau đó tôi đã tìm Mã Tam Gia (Masanjia) trên Google và nhận ra, "Thì ra, đây không phải là một nơi tốt."




_________________________________

Behind Cry for Help From China Labor Camp

By ANDREW JACOBS
Published: June 11, 2013


The New York Times - The administrative building of the Masanjia labor camp and other facilities in China.

MASANJIA, China — The cry for help, a neatly folded letter stuffed inside a package of Halloween decorations sold at Kmart, traveled 5,000 miles from China into the hands of a mother of two in Oregon

Scrawling in wobbly English on a sheet of onionskin paper, the writer said he was imprisoned at a labor camp in this northeastern Chinese town, where he said inmates toiled seven days a week, their 15-hour days haunted by sadistic guards.

“Sir: If you occasionally buy this product, please kindly resend this letter to the World Human Right Organization,” said the note, which was tucked between two ersatz tombstones and fell out when the woman, Julie Keith, opened the box in her living room last October. “Thousands people here who are under the persicution of the Chinese Communist Party Government will thank and remember you forever.”

Courtesy of Julie Keith - A part of a letter found in a package of Halloween decorations.

The letter drew international news media coverage and widespread attention to China’s opaque system of “re-education through labor,” a collection of penal colonies where petty criminals, religious offenders and critics of the government can be given up to four-year sentences by the police without trial.

But the letter writer remained a mystery, the subject of speculation over whether he or she was a real inmate or a creative activist simply trying to draw attention to the issue.

Last month, though, during an interview to discuss China’s labor camps, a 47-year-old former inmate at the Masanjia camp said he was the letter’s author. The man, a Beijing resident and adherent of Falun Gong, the outlawed spiritual practice, said it was one of 20 such letters he secretly wrote over the course of two years. He then stashed them inside products whose English-language packaging, he said, made it likely they were destined for the West.

“For a long time I would fantasize about some of the letters being discovered overseas, but over time I just gave up hope and forgot about them,” said the man, who asked that only his surname, Zhang, be published for fear of reprisal.

He knew well the practices of the camp in question, which was corroborated by other inmates, and he spoke as other inmates did of their work preparing mock tombstones. His handwriting and modest knowledge of English matched those of the letter, although it was impossible to know for sure whether there were perhaps other letter writers, one of whose messages might have reached Oregon.

If Mr. Zhang’s account truly explains the letter’s origin, the feat represents one of the more successful campaigns by a follower of the Falun Gong movement, which is known for its high-profile attempts to embarrass the Chinese government after being labeled a cult and outlawed in 1999.

Emboldened by an unusually open public debate in China that has broken out here in recent months over the future of re-education through labor, scores of former inmates have come forward to tell their stories. In interviews with more than a dozen people who were imprisoned at Masanjia and other camps around the country, they described a catalog of horrific abuse, including frequent beatings, days of sleep deprivation and prisoners chained up in painful positions for weeks on end.

Several former inmates recounted the death of a fellow inmate, either from suicide or an illness that went untreated by prison officials.

“Sometimes the guards would drag me around by my hair or apply electric batons to my skin for so long, the smell of burning flesh would fill the room,” said Chen Shenchun, 55, who was given a two-year sentence for refusing to give up a petition campaign aimed at recovering unpaid wages from her accounting job at a state-owned factory.

According to former inmates, roughly half of Masanjia’s population is made up of Falun Gong practitioners or members of underground churches, with the rest a smattering of prostitutes, drug addicts and petitioners whose efforts to seek redress for perceived injustices had become an embarrassment for their hometown officials.

All agreed that the worst abuse was directed at Falun Gong members who refused to renounce their faith. In addition to the electric shocks, they said, guards would tie their limbs to four beds, and gradually kick the beds farther apart. Some inmates would be left that way for days, unfed and lying in their own excrement.
Thomas Patterson for The New York Times 
Julie Keith, the Oregon woman who found a letter about the camp in a box of Halloween decorations.

“I still can’t forget the pleas and howling,” said Liu Hua, 51, a petitioner who was imprisoned at Masanjia on three separate occasions. “That place is a living hell.”

Even if they found the work exhausting, many inmates described the time spent in Masanjia’s workshops as a respite from mistreatment or the hours of “re-education classes” that often entailed an endless recitation of camp rules or the singing of patriotic songs while standing in the broiling sun.

Much of the work involved producing clothing for the domestic market or uniforms for the People’s Armed Police. But inmates say they also assembled Christmas wreaths bound for South Korea, coat linings stuffed with duck feathers that were labeled “Made in Italy” and silk flowers that guards insisted would be sold in the United States. “Whenever we were making goods for export, they would say, ‘You better take extra care with these,’ ” said Jia Yahui, 44, a former inmate who now lives in New York.

Corinna-Barbara Francis, China researcher at Amnesty International, said that abolishing or significantly reforming re-education through labor would prove daunting because it provides the police an easy way to deal with perceived troublemakers, but also because it can be lucrative for those who work within a sprawling system that includes more than 300 camps. In addition to the profits earned from the inmate labor, prison employees often solicit bribes for early release, or for better treatment, from the families of those incarcerated. “Given the serious money being made in these places, the economic incentive to keep the system going is really powerful,” she said.

During labor shortages, inmates say Masanjia officials simply buy small-time offenders from other cities on a sliding scale that begins at 800 renminbi, or about $130, for six months of labor. They include people like Zhang Ling, a 25-year-old from the eastern coastal city of Dalian who said she was among a group of 50 young women rounded up by the police last May during a crackdown on illegal pyramid sales schemes and then sold to Masanjia. While there, she sewed buttons on military uniforms but was released 10 months early after a brother paid for her release.

Masanjia officials did not respond to faxes and phone calls requesting an interview. Approached one recent afternoon, a half-dozen guards on a cigarette break outside the women’s work camp refused to answer any questions. One guard, however, made a point of correcting the way a question was phrased. “There are no prisoners here,” she said sternly. “They are all students.”

Sears Holdings, the owner of Kmart, declined to make an executive available for an interview. But in a brief statement, a company spokesman, Howard Riefs, said an internal investigation prompted by the discovery of the letter uncovered no violations of company rules that bar the use of forced labor. He declined to provide the name of the Chinese factory that produced the item, a $29.99 set of Halloween decorations called “Totally Ghoul” that include plastic spiders, synthetic cobwebs and a “bloody cloth.”

Although he was released from Masanjia in 2010, Mr. Zhang, the man who said he wrote the letter, has vivid memories of producing the plastic foam headstones, which were made to look old by painting them with a sponge. “It was an especially difficult task,” he said. “If the results were not to the liking of the guards, they would make us do them again.” He estimated that inmates produced at least 1,000 headstones during the year he worked on them.

His letter-writing subterfuge was complicated and risky. Barred from having pens and paper, Mr. Zhang said he stole a set from a desk one day while cleaning a prison office. He worked while his cellmates slept, he said, taking care not to wake those inmates — often drug addicts or convicted thieves — whose job it was to keep the others in line. He would roll up the letter and hide it inside the hollow steel bars of his bunk bed, he said.

There it would remain, sometimes for weeks, until a product designated for export was ready for packing. “Too early and it could fall out, too late and there would be no way to get it inside the box,” said Mr. Zhang, a technology professional who studied English in college.His account of life in the camp matched those of other inmates who said they produced the same Halloween-themed items.

Last December, Ms. Keith, the woman who bought the product in 2011 but did not open it until the following year, sent the letter she found to the federal Immigration and Customs Enforcement agency, which said it would look into the matter. An agency spokesman, citing protocol, said that he could not confirm whether an investigation was under way, but that such cases generally took a long time to pursue.

For Ms. Keith, a manager at Goodwill Industries, the experience has been sobering. She said she previously knew little about China, except that most of the household goods she bought were made there. “When that note popped out and my daughter picked it up, I was skeptical that it was real,” she said. “But then I Googled Masanjia and realized, ‘Whoa, this is not a good place.’ ”

http://www.nytimes.com/2013/06/12/world/asia/man-details-risks-in-exposing-chinas-forced-labor.html?pagewanted=2&hp
© Copyright 2019 BackUp Dân Làm Báo, All rights reserved

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.