Chúng Ta cần làm gì để Phong trào Dân Chủ không đi vào ngõ cụt?
Tâm 8X (Danlambao) - Trong thời điểm mà nền kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của chính quyền Cộng sản đang tụt dốc không phanh và ngày một tha hóa, rũng nát… Các vụ đòi đất, xung đột tôn giáo, sự lạm quyền và tham nhũng của lực lượng công ở hạ tầng cơ sở đến đấu đá, tranh quyền đoạt lợi ở thượng tầng kiến trúc đã kéo theo các phong trào dân chủ ngày một lan rộng và đi vào chiều sâu.
Do vậy, từ cá nhân cho đến các phong trào dân chủ nên xác định được hiện nay chúng ta đang ở đâu, chúng ta cần làm gì và phải làm như thế nào đã nhanh chóng hiện thực hóa một xã hội dân chủ trong tương lai thông qua xóa bỏ quyền độc nhất lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Có thể nói, hiện nay bước tiến của dân chủ trong nước đã đi từ cá nhân dân chủ (Hà Sĩ Phu, Trần Độ…) đi đến các nhóm dân chủ (Boxitvn, Con Đường Việt Nam, đội bóng NoU…). Sự hình thành và tiến triển này nhờ rất lớn của sự phổ rộng mạng internet, nơi giúp người dân có thể tiếp cận với các thông tin đa chiều và liên kết lại với nhau, đưa ra các phương pháp nhằm hạn chế hay chống lại các các thủ đoạn do lực lượng an ninh – công an - các phương tiện truyền thông nhà nước. Điều này được xem như là một thành quả cực kỳ lớn lao của lực lượng dân chủ trong nước là sự thắng thế trên mặt trận tuyên truyền (vốn là mặt trận chủ chốt của chính quyền cộng sản Việt Nam từ trước đến nay).
Sự ra đời của các blogger đã gia tăng tiếng nói và quyền được nói (vốn xa xỉ trước khi internet ra đời), giúp cho các blogger tập hợp lại và chia sẻ các thông tin cho nhau. Phá vỡ bộ mặt xảo trá với các ngôn từ giả dối trên 700 phương tiện truyền thông nhà nước cũng như đưa các vụ đấu đá nhau của các vị trên TW tiến tới sát với người dân. Làm cho người dân ngày một mất đi niềm tin vào nhà nước, và sự ủng hộ với các cá nhân, nhóm đối lập tăng lên thấy rõ (thông qua sự ủng hộ các bản tuyên ngôn, kiến nghị…).
Sự suy sụp niềm tin này đang diễn ra ngày một nhanh. Không chỉ đối với người dân, mà cả đối với cán bộ - đảng viên Cộng sản từ cấp cơ sở cho đến TW. Sự mất mát niềm tin này dựa trên sự mở rộng tầm nhìn của người dân đối với các chiêu trò trong quản lý cũng như yếu tố tham nhũng trong chính quyền đang ngày một mất kiếm soát. Dân mất niềm tin bởi hiệu lực pháp luật nhà nước đối với sự tham nhũng và chiêu trò các quan biến các luật định trở thành trò hề thông qua giấy khám sức khỏe tâm thần. Quyền lực từ việc bảo vệ cho người dân trở thành nơi dung dưỡng của tội ác. Người dân dần trở thành một lực lượng đối nghịch đối với chính quyền.
Tuy nhiên, tính liên kết giữa các yếu tố dân chủ gần như không cao. Ví như trong tôn giáo, giữa Phật giáo hòa hảo, cao đài (ở phía nam) với Thiên chúa giáo ở miền trung, bắc khi có các hoạt động nhằm chống lại sự xâm hại của chính quyền (như vụ xâm hại đất đai của giáo xứ Thái Hà...) thì không thấy sự ủng hộ (hay nói nôm na là hiệp thông) về mặt tiếng nói lẫn hành động để hỗ trợ nhau. Nó khiến cho các yếu tố chống lại dễ dàng bị dập tắt và chỉ hiện hữu trong vùng một địa phương chứ không mang tính lan rộng, tác động xã hội mạnh.
Một ví dụ nữa là ở Đà Nẵng có Nguyễn Văn Thạnh – một người có những hoạt động và bài viết nhằm đấu tranh cho quyền làm người, tuy nhiên, khi An ninh Đà Nẵng liên tục quấy phá anh, đặt bẫy anh thì sự hỗ trợ của các cá nhân ở hai miền hay của nhóm dân chủ hai miền gần như không được nhắc đến. Tình trạng bỏ rơi này khiến cho các yếu tố dân chủ khai mở ở các vùng miền nhanh chóng bị cô lập và dập tắt bởi mạng lưới an ninh, công an dày đặc.
Ngoài ra, các phong trào dân chủ dường như đang và sẽ đi vào ngõ cuộc nếu chúng ta còn:
- Những biểu hiện mang tính đối thoại hoặc trông chờ chính quyền (ví như mong Nguyễn Bá Thanh vào bộ chính trị, mong Nguyễn Tấn Dũng trở thành một tổng thống, mong Trương Tấn Sang có những bước đi để thay đổi thể chế trong tương lai thông qua việc can thiệp đối với các trường hợp dân chủ…).
Điều này khiến cho các yếu tố dân chủ trong nước như được ươm mớm bởi bàn tay chính quyền thay vì độc lập. Sự trông chờ, vuốt ve chính quyền và các cá nhân chính quyền khiến cho các cá nhân, các nhóm dân chủ trong nước trở thành đối tượng hai mang trong hiện tại và tương lai.
Nói như thế để biết rằng, để hình thành một lực lượng dân chủ đủ mạnh, đủ để liên kết các yếu tố dân chủ lại với nhau thì nên đấu tranh không khoan nhượng với chính quyền cộng sản. Không thỏa hiệp, không trông chờ…
Chúng ta đấu tranh để có những người lãnh đạo tốt hơn, có tầm nhìn hơn, chứ không phải những lãnh đạo cộng sản được kế thừa từ sự thỏa hiệp để rồi đi đến một chế độ độc tài mang mác dân chủ - đa nguyên (như trường hợp Putin nước Nga).
Tương tự như vậy, các yếu tố dân chủ trong nước nên đấu tranh mạnh mẽ với các màn kịch chính trị như: Hiến pháp 2013; xét xử các cá nhân dân chủ hay cuộc bỏ phiếu tín nhiệm....
- Bàn tới cờ vàng hay cờ đỏ. Kiên quyết không bàn đến việc cờ vàng hay cờ đỏ là lá cờ tượng trưng cho lực lượng dân chủ hay quá trình đấu tranh dân chủ. Vì điều này một mặt khiến ta đi lệch trọng tâm trong đấu tranh, vừa khiến cho quá trình liên kết, tập hợp và thu hút sự ủng hộ giữa các giới, tầng lớp trở nên khó thực hiện. Cần vạch ra ngay một lá cờ mới. Một lá cờ không đỏ, không vàng. Một lá cờ tập hợp quần chúng thực sự.
- Cần một tổ chức để tập hợp lực lượng, có thể khẳng định rằng, số lượng người dân bất mãn với chế độ hiện tại rất cao, ở mọi tầng lớp, trong đó có số lượng đảng viên, nhưng tất đã đều biểu hiện ngầm và chờ đợi đến một thời điểm được tham gia thay đổi chế độ. Muốn thế, cần một tổ chức, tổ chức này phải xác định lực lượng nào tham gia trong quá trình dân chủ, lực lượng nào là chủ chốt, các biện pháp đấu tranh phải đa dạng hay chỉ có mỗi đấu tranh bất bạo động, mục đích đấu tranh để đạt được điều gì hay ngoài sự chung chung là tự do, dân chủ… Và trên hết nó là một tổ chức thực sự đấu tranh để người dân tìm đến thay vì một tổ chức trên giấy.
Tóm lại, xã hội và nền chính trị hiện thời đang lũng bại dẫn đến lòng người ly tán, niềm tin với chính quyền đang sút giảm không phanh. Cái ngày tàn của chế độ đang đến gần. Nhưng để thúc đẩy điều đó đến nhanh hơn, thì chúng ta cần một kế hoạch, một đường lối, ít nhất là vạch ra được một bước đi để giải quyết được các vấn đề và khúc mắc nêu trên.