Bài Mới

baimoi
qc

Có dấu hiệu bỏ lọt nhưng không tìm thấy tham nhũng ở đâu?

< A >
Phương Linh (Phunutoday) - Tỉnh Hải Dương trong hai năm thanh tra hơn 800 cuộc, phát hiện sai phạm số tiền lên đến 82 tỉ đồng và 11.900m2 đất, kỷ luật chín người nhưng không phát hiện tham nhũng và không chuyển cơ quan điều tra vụ nào... Ninh Bình tiến hành hơn 500 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm hơn 47 tỉ đồng nhưng chỉ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra được một vụ, còn lại là xử lý hành chính. Ở tỉnh này, xử chín bị cáo thì có tám được hưởng án treo...

*
Trình bày dự thảo báo cáo, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho biết: các tỉnh thành được giám sát đều cho rằng tình hình tham nhũng là nghiêm trọng, phức tạp nhưng không đưa ra được những căn cứ, tiêu chí cụ thể cho nhận định này.

Tuổi trẻ dẫn kết luận dự thảo báo cáo giám sát việc “chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng, chức vụ” được thảo luận tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp ngày 4/9. Theo đó, qua hàng ngàn cuộc thanh tra đã phát hiện sai phạm với số tiền lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng nhưng lại ít phát hiện tham nhũng. 

“Qua giám sát cho thấy việc xử lý kỷ luật hành chính có nhiều dấu hiệu bỏ lọt tội phạm; có những vụ đủ căn cứ để khởi tố, xử lý hình sự nhưng vẫn xử lý kỷ luật hành chính. Việc xử lý hình sự đối với các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài, trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần, hình phạt dẫn đến kết quả là thường được chuyển sang tội danh khác có hình phạt nhẹ hơn” - ông Nguyễn Đình Quyền nói. 

Để chứng minh rõ hơn cho kết luận trên, đại biểu Phạm Xuân Thường - thành viên đoàn giám sát - cho biết: tỉnh Hải Dương trong hai năm thanh tra hơn 800 cuộc, phát hiện sai phạm số tiền lên đến 82 tỉ đồng và 11.900m2 đất, kỷ luật chín người nhưng không phát hiện tham nhũng và không chuyển cơ quan điều tra vụ nào. 

Cũng trong hai năm, Ninh Bình tiến hành hơn 500 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm hơn 47 tỉ đồng nhưng chỉ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra được một vụ, còn lại là xử lý hành chính. Ở tỉnh này, xử chín bị cáo thì có tám được hưởng án treo. 

Trước đó, ở Hà Nội trong phiên họp thảo luận HĐND thành phố tháng 12/2012, Đại biểu Trần Trọng Dực (Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội) cho biết: “Thí sinh để đỗ công chức mất không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng cho thành phố, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại!”. 

Những sai phạm được dư luận nhìn rõ nhưng kiểm tra lại không có 

Sau thông tin chạy ghế 100 triệu đồng, dư luận tỏ ra khá bất ngờ. Chuyện bất ngờ ở đây không phải là có chuyện chạy chức 100 triệu đồng mà số tiền này theo nhiều người dân là quá rẻ vì ở tỉnh lẻ cũng lớn hơn số tiền đó chứ chưa nói là ở thủ đô. Tuy nhiên, Sở Tư pháp Hà Nội đã lập 3 đoàn kiểm tra tình trạng chạy công chức nhưng sau một tháng vẫn không phát hiện có sai phạm nào trong chuyện chạy chức này. 

Nói đến bỏ lọt tham nhũng thì gây nhức nhối nhất có lẽ là ở lĩnh vực đất đai thuộc quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên sau nhiều đợt thanh kiểm tra thì số sai phạm được phát giác cũng còn rất khiêm tốn. 

Trước đó, ngày 18/7, tại Hà Nội, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước”. 

Tại phiên giải trình, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết tình hình tham nhũng, tiêu cực hiện vẫn rất phức tạp, ngày càng tinh vi, các vụ trong lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng. Đặc biệt, lĩnh vực tài chính, ngân hàng xếp đầu bảng về tội phạm tham nhũng, kế tiếp là tài nguyên đất đai. 

Tuy nhiên, dẫn thống kê của các bộ ngành cho thấy, có những ngành, lĩnh vực trong nhiều năm không phát hiện được hành vi tham nhũng, như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ… 

Trong khi đó, giải trình tại Quốc hội, Thanh tra Chính phủ cho biết, từ năm 2003 đến 2010, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận và xử lý trên 1,2 triệu đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong đó, số liên quan đến đất đai chiếm gần 70%. 

Trong quản lý đất đai, nội dung khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính chủ yếu tập trung ở 3 nội dung, gồm: khiếu nại các quyết định hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm 70%; khiếu nại các quyết định hành chính về giao đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chiếm 20%; khiếu nại các quyết định hành chính về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 10%. 

Ngay như trong việc kê khai tài sản của cán bộ để chống tham nhũng, từ năm 2007, chúng ta đã kê khai được cả triệu bản nhưng có một điều lại theo báo cáo lại của Thanh tra Chính phủ thì quy định kê khai tài sản thu nhập thực hiện từ năm 2007 đến nay, chưa có trường hợp nào phát hiện được tham nhũng. 

Điển hình trong tham nhũng gây bức xúc dư luận thời gian là là những nhà vệ sinh "dát vàng". Tuy nhiên nhưng hậu của việc điều tra và giải quyết thì không thấy ai báo cáo, kết luận ỉm đi dù dư luận nhìn thấy rõ nhất có hình ảnh của tham nhũng trong đó 

Hay như tham nhũng trong kinh tế, cuộc thanh tra của Thanh tra Chính phủ tại Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT) đã công bố kết quả, nhưng chưa có những chi tiết cụ thể. Đối với Tập đoàn Điện lực VN (EVN), đã thanh tra xong việc quản lý sử dụng vốn, cơ bản hoàn tất kết luận nhưng hướng xử lý ra sao thì người dân không biết gì đến. 



© Copyright 2019 BackUp Dân Làm Báo, All rights reserved

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.