Bài Mới

baimoi
qc

Cuộc chiến không cần súng đạn

< A >
Nhóm Hành Khất (Danlambao) - Trong giai đoạn tàn khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam đối với những binh lính Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ có thể xem là khoảng thời gian 1956-1970. Những người lính sống sót được trở về quê hương và cuộc chiến đó xem như đã chấm dứt đối với họ. Nhưng không hẳn đã là kết thúc như họ tưởng vì họ còn một cuộc chiến khác. Một cuộc chiến không cần súng đạn, một cuộc chiến đấu với chính mình, với những ảo ảnh rùng rợn trên chiến trường thực sự ngày nào luôn bám theo, hoặc với nổi sợ hãi của lương tâm kéo dài mãi đến cuối đời.

Trong bản tiếng Việt "Một đêm Khủng khiếp ở xã Thanh Phong" ("One Awful Night in Thanh Phong") của tác giả Gregory L. Vistica vào ngày 25 tháng Tư năm 2001, trên trang mạng New York Times, mô tả khá tỉ mỉ về những sự việc đã xảy ra ở xã Thanh Phong qua những người lính Mỹ từng can dự vào biến cố đó, qua một phụ nữ nhân chứng Việt Nam, và qua những tài liệu trong Văn khố Quốc gia và kho lưu trữ tài liệu của Học viện Hải quân. Tác giả cũng đã mất khoảng 3 năm trong việc tìm hiểu, tra cứu, phỏng vấn, và ngay cả tham khảo ý kiến từ một số trí thức bên ngoài về những lời nhận định, suy xét trên khía cạnh quy tắc của cuộc chiến tranh, trên pháp luật qua mệnh lệnh của người chỉ huy, và trên tâm lý của những người lính trước tình cảnh sống chết.

Mặc dù có rất nhiều mâu thuẫn, thiếu rõ ràng trong những lời tường thuật từ những người lính từng can dự - có thể vì hoàn cảnh hiện trường là ban đêm, vì ký ức kém, hoặc vì chính họ muốn quên đi những điều không hay khiến cho thời gian càng làm xáo trộn thêm ký ức của họ - những hình ảnh cũng đã được khơi dậy một phần nào đó. Tuy chưa hẳn là chính xác. Sự kiện ở xã Thanh Phong gần như là tiêu biểu trước những sự kiện xảy ra tiếp theo sau này. Nó dường như thể hiện những đặc điểm chung đối với những biến cố đi sau mặc dù hoàn cảnh, tình huống có khác nhau đi mấy.

A. Một cái nhìn tổng quát về những Chiến binh Hoa Kỳ:

Những chiến binh Hoa Kỳ, họ là những người lính từ một nước rất xa xôi đối với Việt Nam, với nền văn hóa rất khác biệt, hầu như cảm thấy lạc lõng trong ngôn ngữ bày tỏ và không nhận thức được điều gì mà những người bản địa muốn nói đến. Và hơn thế nữa, họ chính là những mục tiêu của hận thù mà không cách nào thương lượng qua tư tưởng, dù mục đích của họ hoàn toàn tốt đẹp và có ý thân thiện hơn là sự phân chia thù hận. Vì thật ra, họ chẳng có gì phải thù hận người dân Việt Nam mà họ chưa từng biết - đôi khi ngay cả vùng địa lý Việt Nam nằm trên bản đồ thế giới nhưng một số người không nhỏ cũng chưa từng để mắt đến - ngoài cái tên địa điểm, nơi mà họ phải đến theo chuyến quân vụ định kỳ. Họ chỉ chiến đấu chống loại người Cộng sản ở Việt Nam mà qua đó được gọi chung trong ngôn ngữ ngắn gọn là Việt Cộng hay VC, theo mệnh lệnh của người cầm đầu đất nước họ mà đa phần trong số họ dường như không bao giờ xem cuộc Chiến tranh Việt Nam là một lý tưởng nào đó, một cuộc chiến có ý nghĩa nào đó, hoặc thậm chí nó có hay không một mục đích nào đó trên bàn cờ thế giới. Đối với họ, tất cả những thứ đó quá mơ hồ, xa vời, họ chỉ thi hành nhiệm vụ, sứ mệnh như là cách phục vụ một đất nước xa xôi của chính họ hơn là cho đất nước mà họ đang chiến đấu. Chỉ là thế. Đơn giản chỉ là như vậy.

Quả thật, họ là những người lính quốc tế. Và riêng trong giai đoạn nầy, họ đang có mặt ở Việt Nam để thi hành nghĩa vụ đối với quốc gia của chính mình. Những gì họ hành xử đối với những người bản địa đều phải tuân theo quy tắt: có những quy tắt chung, và cả những quy tắc riêng - ứng dụng cho mỗi nơi mà họ đến. Có thể nói rằng họ luôn luôn bị bó buột theo rất nhiều nguyên tắc, quy luật, luật lệ mà chúng được đơn giản hóa biến thành một cuốn sách tay hướng dẫn riêng cho Quân đội qua những ký hiệu riêng biệt. Họ được xem là những chiến binh chuyên nghiệp được huấn luyện kỹ càng về kỹ thuật, kỹ năng, và tinh thần chiến đấu cùng đạo đức, tác phong theo quân đội. Và sự huấn luyện cho một sĩ quan đòi hỏi những mức độ khắt khe khác cao hơn, sự trao dồi học tập đa dạng và sâu hơn theo từng cấp bậc trong vai trò lãnh đạo thích ứng của họ.

Tuy thế, không thể nào người ta không dự ước đến những hệ quả trong suốt cuộc chiến tranh qua những hoạt động của họ và thậm chí sau khi cuộc chiến đã xem như chấm dứt đối với họ. Bởi thế, chẳng có gì khó hiểu khi những chiến binh Hoa Kỳ, vốn là những người từng đổ máu trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, lại trở thành những người "phản chiến" sau này dù rằng mục đích họ làm hoàn toàn không có ý hỗ trợ những hành động xâm lược, gây chiến của Quân Bắc Việt --nhưng những hành động đó vô tình xuôi theo chiều hướng có lợi hơn cho Cộng sản Việt Nam trên bàn cờ chính trị sau này.

B. Cái nhìn sơ lược về những hệ quả trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam:

Những chiến binh Hoa Kỳ sau khi được trở lại quê hương vì bị loại bỏ khỏi cuộc chiến hoặc hết hạn trong chuyến quân vụ của mình, hoặc trong chính sách rút quân của Tổng thống Nixon, đều mang theo những tâm trạng khác nhau, thậm chí đối nghịch với nhau, hay mâu thuẫn cá nhân đầy ấp trong lòng. Đặc biệt nhất là đối với những thương binh Hoa Kỳ, sự mâu thuẫn cá nhân trong chính họ luôn luôn dằn vật, bấn loạn, xô đẩy qua những thương tích về thể chất và lẫn tinh thần, khiến họ dường như mất đi phương hướng trước đó, và sẵn sàng ngã theo xu hướng dễ dãi nào khác trong xã hội, nhất là những chiều hướng náo động. Vì họ muốn khỏa lấp, quên đi những ký ức nào đó hay cái hiện thực thương tích trên cơ thể họ. Họ đang bước vào một cuộc chiến không cần súng đạn mà đôi khi, ngay cả bản thân họ không hề biết đến. Một cuộc chiến giữa hai đối phương: lý lẽ và lương tâm. Một cuộc chiến không cần đòi hỏi mạng người mà chỉ là một giải pháp giải thoát lương tri của con người.

1- Một thí dụ điển hình: sự kiện xã Thanh Phong:

Sự kiện xã Thanh Phong đã xảy ra vào ngày 25 tháng Hai năm 1969 mà trong đó nhân vật chính yếu là vị Trung úy Joseph Robert "Bob" Kerrey - sau này là vị Thống đốc tiểu bang Nebraska (1983--1987), Thượng nghị Sĩ Hoa Kỳ từ Nebraska (1989--2001), và là Hiệu trưởng Đại học New School ở thành phố New York (200-2010) - chỉ huy tiểu đội Seals Hải quân đột kích vào đó chỉ với 5 thành viên trong sứ mệnh đầy nguy hiểm vốn thách thức sự bén nhạy trong quyết định trước trách nhiệm bảo toàn lực lượng và hoàn thành nhiệm vụ của ông ta. Tuy nhiên, sự thách thức thực tiễn đôi khi vượt xa hơn những gì họ được huấn luyện, học hỏi, khi mà những tình huống đa dạng trong chiến tranh luôn ẩn nấp đâu đó và chờ chực xuất hiện một cách bất ngờ như những đoàn quân du kích. Và trong tình thế đó, trong khoảnh khắc ngắn ngủi cần có cho sứ mệnh, ông Kerrey đã phải làm những quyết định cấp thời, không đủ thời gian để suy ngẫm trước cái sống và chết trong khoảng phần giây của cái búng tay. Cũng không đủ thời gian để lật xem lại những trang sách hướng dẫn quy tắt trong đầu hoặc xét đoán lại sao cho phù hợp theo luật pháp. Ông Kerrey chỉ còn một chọn lựa duy nhất là phải hành động theo bản năng.

Trung úy Joseph Robert "Bob" Kerrey
Trớ trêu thay, sự quyết định của ông Kerrey không cách nào làm quân bình giữa sứ mệnh và quy tắt, giữa lý lẽ và lương tâm, giữa trách nhiệm và nhân bản, và đó chính là một hệ quả trong suốt cuộc chiến tranh. Một hệ quả đè nặng lên tất cả những thành viên của tiểu đội Seals trong suốt cuộc đời còn lại của họ. Trong những mộng mị kinh hoàng chợt thoáng hiện, trong những ray rức, đau đớn sâu thẩm, khó thể hiện bằng lời, trong những ngần ngại, lo sợ trước sự thiếu hiểu biết, cảm thông của người ngoài cuộc, trong những lời tường thuật dường như muốn chận lấy tiếng nói trong khi nó đang tìm kiếm những câu chữ tương đối thích hợp, nhẹ nhàng ý nghĩa, và rõ ràng hơn trong cách bày tỏ. Tuy nhiên, những kẻ thù xưa kia của ông ta không dễ dàng bỏ qua mà còn lợi dụng yếu điểm của quy tắt chiến tranh để rêu rao, thêu dệt thêm qua cách như thể là văn hóa dù chỉ là bề ngoài trên lớp son đỏ chói "Viện Bảo tàng Tội ác Chiến tranh Việt Nam." Điều đó cũng nhằm nói rằng họ, những người Cộng sản, không bao giờ gây tội ác chiến tranh - mặc dù sự thật hiển nhiên, chính họ là những người gây ra chiến tranh-- và những người nước ngoài chiến đấu ở Việt Nam là những tội phạm chiến tranh. Điều đáng lưu ý là, những người Cộng sản đó chưa bao giờ tìm được hay bịa chuyện được cái gọi là "tội ác chiến tranh" của Quân đội Việt Nam Cộng hòa (QĐVNCH). Cũng không thể không nhắc đến công sức của phóng viên Gregory L. Vistica châm ngòi nổ trong cuộc nghiên cứu kéo dài 3 năm của ông ta về sự kiện xã Thanh Phong làm vang tiếng đến nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Dĩ nhiên là, họ sẽ tận dụng sự kiện đó để tuyên truyền thêm cho cái "chính nghĩa" của họ.

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn luôn là một đối thủ bạo ngược, quỷ quyệt như đã từng trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam - đó là chưa nói những hành động tàn bạo, máu lạnh của họ, mà đó phải là bản chất của những cán bộ cao cấp Cộng sản để thi hành những sứ mệnh bất chấp là kinh tởm đến thế nào miễn sao đạt được điều gì họ muốn - nắm bắt ngay cơ hội đó và ghim chặt danh tính của ông Kerrey vào "tội ác chiến tranh" trong cảnh trưng bày của bào tàng viện để bêu xấu muôn đời một cá nhân chỉ với một chức vụ xem như cấp gần thấp nhất trên bực thang sĩ quan -- mà lẻ ra không đáng phải làm vậy nếu xét trên sự dung hòa, hiểu biết hơn của con người - đến những thế hệ sau. Mặc dù qua nhiều cuộc phỏng vấn với ông Kerrey, thậm chí hai quân nhân Seals chủ chốt trong sự kiện là Mike Ambrose và Gerhard Klann, và cả bà Phạm Thị Lành, một cán bộ Việt Cộng, tự xưng là nhân chứng nhìn thấy tận mắt trước khi chui xuống hầm dưới lòng đất, trong một cuộc phỏng vấn với chương trình "60 Phút II" của đài truyền hình truyền thông CBS vốn được đăng lại trên trang mạng CBSNews.com qua loạt bài viết gồm 3 phần vào ngày 11 tháng Hai năm 2009, và trong phần I của "Memories Of A Massacre: Part I" có đoạn trả lời của bà Lành vốn không hề nói đến cái "ống cống" nào như cái đang trưng bày trong "Viện Bảo tàng Tội ác Chiến tranh Việt Nam" ở Sài Gòn mà nó được mang vào ngày 4 tháng Hai năm 2009 --sau hơn 8 năm từ khi tác giả Gregory L. Vistica tung ra bài viết và cuộc phỏng vấn với bà Lành-- qua một phụ nữ tên là Bùi Thị Nhị, tự xưng là con gái của nạn nhân Bùi Văn Vật vốn là ông già mà ông Klann có nhắc đến, mang đến tặng cho viện bảo tàng. Và trên tấm bảng nơi chưng bày có viết là một đứa bé trai bị mổ bụng bởi lực lượng Seals. Nhưng điều nầy cũng hoàn toàn sai lạc với lời tường thuật của bà Lành - là ba đứa trẻ bị đâm khi bị lôi ra từ một cái mương.(pc 01) 

Vấn đề có thể đặt ra là tại sao những người khác không chui xuống hầm dưới lòng đất trốn như bà Bùi Thị Nhị khi bà Phạm Thị Lành đã phát hiện ra sự hiện diện của lính Mỹ? Và bà Lành cũng không hề nói đến việc mang những đứa con của bà ta xuống hầm hoặc chúng ra sao, khi bà ta nói rằng vì nghe tiếng ồn nên thức giấc và rồi chạy ra ngoài núp sau bụi chuối nên mục kích được sự việc nơi căn nhà lá nhỏ đầu tiên.(pc 02) Và sau đó, bà ta còn cho biết thêm là bà ta bò đến gần hơn để tận mắt thấy được những binh lính Hoa Kỳ lùa ra những người trong những căn nhà lá nhỏ khác sau khi họ tiến sâu vào, và xếp những người đó thành hàng rồi xả súng bắn vào từ phía sau.(pc 03)


(Đây là "ống cống" trong "Viện Bảo tàng Tội ác Chiến tranh Việt Nam"
ở Sài Gòn, được cho là nơi ẩn núp của ba đứa trẻ mà Bà Bùi Thị Nhị tự
xưng là người con gái của nạn nhân Bùi Văn Vật, chính là người được
cho là dâng hiến cái "ống cống" đó)

(Trên tấm bảng nầy nêu đích danh tính của Trung úy Bob Kerrey và
thêm vào câu chuyện mỗ bụng đứa bé trai mà trong những cuộc
phỏng vấn với những thành viên của tiển đội Seals và ngay cả từ
bà Phạm Thị Lành, tự xưng là nhân chứng, cũng không hề nói đến)

Theo như những lời tường thuật của bà Lành, bà ta bỏ ra khá nhiều thời gian từ lúc theo dõi sự kiện ở căn nhà lá nhỏ đầu tiên đến lúc bò sâu vào trong nơi có một cụm những căn nhà lá nhỏ khác để chứng kiến thêm cảnh giết hại trước khi bà ta chui xuống hầm dưới lòng đất. Hoàn toàn câu chuyện cho thấy rằng bà ta dường như quan tâm đến sự kiện giết hại hơn là quay trở lại lo cho những đứa con mình trốn thoát. Điều nầy cho thấy lời tường thuật của bà ta quá gượng ép sao cho hợp với phần lớn những lời tường thuật của ông Klann nói về những gì xảy ra lúc đó và thêm thắt vài chi tiết khác mà trong hoàn cảnh rối loạn, kinh hoàng trong bóng tối khiến khó ai có thể nhớ được để nhìn nhận là đúng hay sai. Từ đó, người ta có thể hiểu rằng những lời của bà Lành là do nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam mớm lời trước. Và sau này, trong một cuộc viếng thăm khác của đoàn quay phim "60 Phút II" đến xã Thanh Phong để quay cảnh làm nền cho chương trình, chính bà Lành, dưới sự xem xét kỹ lưỡng của những phóng viên, đã phải tự nhìn nhận là bà ta thực sự không nhìn thấy vụ thảm sát, ngoại trừ nghe những tiếng kêu thét của những người sắp chết và sau đó nhìn thấy những thi thể nằm xếp thành hàng.(pc 04) Và lần nầy có thêm một người khác tự xưng là nhân chứng đứng ra xác minh những lời bà Lành nói là đúng.

Tuy nhiên, nếu xét lời thừa nhận lần thứ hai nầy của bà Lành là bà ta nghe những tiếng kêu thét của những người sắp chết, điều nầy xem ra không hợp lý. Vì ông Klann cho biết trong khoảng cách 2 đến 10 mét khi nhả đạn thì đó là những vết thương chí tử, người ta không thể nào kêu thét nổi ngoại trừ rên rỉ nho nhỏ --như ông Klann đã mô tả - (pc 05) trong một sự im lặng chết chóc.

Đó là những gì xảy ra ở xã Thanh phong, trong sự tương đối chính xác như có thể. Đó là sự diễn biến qua lời tường thuật của ông Klann - bỏ qua những gì bà Lành nói, vì chỉ là "ăn theo đốm" của ông Klann - muốn trút đi những ray rức trong mấy chục năm qua dù chỉ cần được nói lên một lần. Tuy rằng, bản thân ông Kerrey, hay bất cứ thành viên nào của tiểu đội Seals, cũng cảm thấy không nhẹ nhàng hơn ông Klann trước một biến cố như là một tai nạn bất thường, vượt ngoài khả năng kiểm soát của ông ta. Nhưng hệ quả khó dừng lại, như trong trường hợp của ông Kerrey. Nó đã không đưa ông ta đi xa hơn chiều hướng trước đó mà ông ta đã chọn mà tự chuyển hướng ngược hẳn như là cách trả đũa cuộc đời vì nó cướp đi một phần thân thể quý giá của ông ta.

2- Phản chiến: một sự lựa chọn trả đũa:

Cũng như ông Kerrey, một chiến binh tàn tật, luôn cảm thấy uất ức dù sự hy sinh của ông ta được tuyên thường bằng một Huân chương Danh dự, một phần những thương phế binh của QĐVNCH(pc 06) trong giai đoạn lúc bấy giờ tham gia vào phong trào phản chiến vốn xuất phát từ Hoa Kỳ như là một sự lựa chọn trả đũa cuộc chiến tranh. Họ cũng có những huy chương khác nhau cho những công trạng chiến đấu, cho lòng anh dũng, can đảm nào đó mà bấy giờ dường như đã biến mất. Mất rất mau. Tan biến nhanh hơn ánh lửa lằn đạn mà ngày nào đó họ quá quen thuộc đến độ lăn xả vào chúng. Dù họ có lý tưởng nào đó hay chỉ mơ hồ trong cách phục vụ đất nước theo quân vụ của ông Kerrey, thì hiện tại chỉ là ảo tưởng đối với những thân thể không còn khả năng dâng hiến. Họ bị xem như loại bỏ ngoài cuộc chiến. Và đó cũng có thể là điều mà ông Kerrey cảm thấy. Và đó cũng có thể là lý do tại sao ông ta tham gia tích cực trong phong trào phản chiến.

Nhưng không chỉ một cựu quân nhân Kerrey có ý nghĩa đó mà hầu như một con số không nhỏ những cựu quân nhân khác, mà phần đông là những thương phế binh Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Điều họ muốn chỉ đơn giản là giải tỏa những buồn phiền, bực tức, oán hận của mình trên một cái gì đó để họ được dịp kêu gào, thét to hầu giảm bớt đi sự căm phẩn đối với cuộc đời hơn là trên một hay những người khác chẳng liên quan gì đến vận không may của họ. Họ hoàn toàn dường như hành động không có một chủ đích nào. Tuy thế, hệ quả đó sẽ chắc chắn kéo theo những hệ quả khác, khi người ta không thể kiềm chế nó được.

Ông Kerrey lúc bấy giờ cùng những người bạn phản chiến của mình chống lại những quân nhân đang tham gia quân vụ ở Việt Nam mặc dù trên thực tế, tất cả những binh lính chiến đấu TQLC Hoa Kỳ đã rút hết về nước và hoàn toàn chấm dứt sự có mặt của họ từ ngày 27 tháng Sáu năm 1971, ngoại trừ những vị cố vấn không-tham-gia-chiến-trường. Họ đã thực sự gián tiếp góp sức thúc đẩy những quyết định của Quốc Hội Hoa Kỳ dứt bỏ chiến trường Việt Nam để "thực sự" kết thúc Chiến tranh Việt Nam một cách mau chóng qua cửa ngõ mở sẵn của Hoa Kỳ cho Quân Bắc Việt. Và đó cũng chính là một thất bại cay đắng nhất của chính tổ quốc của ông ta khi nó được nhận biết ra sau những biến cố dồn dập hơn, chấn động thế giới hơn: cuộc ly hương của Thuyền Nhân, và những Chương trình Ra đi Trật tự của những sĩ quan, viên chức cao cấp của VNCH bị bạo ngược giam cầm lâu dài bởi Cộng sản sau khi đã "thực sự" kết thúc Chiến tranh Việt Nam như điều mà ông Kerrey và những người bạn phản chiến của mình mong muốn.

C- Cái nhìn sơ lược về những hệ quả sau khi "kết thúc" Chiến tranh Việt Nam:

Sau nỗi vui mừng đắc thắng không lâu của phong trào phản chiến Hoa Kỳ khi được tin Chiến tranh Việt Nam đã "kết thúc," là những nỗi lo âu, ái ngại khác hiện ra trong lòng những người dân Hoa Kỳ khi họ chứng kiến những khối đông Thuyền Nhân Việt Nam tạm trú trong những trại tị nạn Cộng sản trên một số quốc gia thân thiện, lân cận trong vùng Đông Nam Á. Có phải chăng sự "kết thúc" Chiến tranh Việt Nam lại không mang lại một kết quả tốt đẹp nào? Những cuộc biểu tình đấu tranh, những xáo trộn của xã hội, những thay đổi miễn cưởng về văn hóa, những cuộc vật lộn phá vỡ tư duy, lề lối sinh hoạt v.v. mà phong trào phản chiến tạo nên, lại chẳng giúp ích gì cho đất nước họ sao? Và hiện tại, thực tế trước mắt họ lại là những người Việt Nam đang trốn chạy Cộng sản đến nỗi phải mất mạng gấp nhiều và rất nhiều lần hơn số lượng người đã bị thiệt mạng ở xã Thanh Phong, hay số lượng lớn hơn ở làng Mỹ Lai, một biến cố khác theo sau sự kiện Thanh Phong. Chính những người tị nạn đó cũng đã vô tình phản ảnh nỗi cay đắng tiềm ẩn của người dân Mỹ mà qua đó Bức tường Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam được dựng lên vào năm 1982 để khắc ghi hơn 58 ngàn cái tên của những anh linh chiến sĩ Hoa Kỳ.

1- Một cái tên khốn khổ: 

Cái tên Bob Kerrey càng lúc càng được nhiều người dân Mỹ biết đến, nó may mắn không phải nằm trên Bức tường Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, mà nằm trên danh sách những Thống đốc Hoa Kỳ, trên căn phòng riêng trong Quốc Hội Hoa Kỳ dành cho mỗi Thượng Nghị sĩ, và nằm hàng đầu trên danh mục của trường Đại học New School ở thành phố New York. Một cái tên không khó nhớ đối với người ngoại quốc, và càng dễ nhớ hơn đối với hầu hết mọi người ở những nơi mà ông Kerrey có mặt, từ lãnh vực chính trị cho đến giáo dục.

Vào năm 2000, những người ủng hộ nhà chính trị đang lên thuộc Đảng Dân chủ sửng sờ khi được tin ông Kerrey bỏ cuộc tranh cử Nghị viện cho nhiệm kỳ lần thứ III. Sau khoảng một tháng khi hết nhiệm kỳ, tên của ông ta được nhắc đến nhiều hơn trên báo chí, tuần báo, báo mạng, chương trình tin tức trên truyền hình, chương trình phỏng vấn, và vài năm sau đó có những cuốn sách với cái tên Bob Kerrey in to đậm nơi trang bìa. Và cũng từ đó, con đường chính trị mà ông ta mơ ước được bước vào chức vụ Tổng thống dường như bế tắc vì những hệ quả tiếp nối từ cuộc chiến thực sự đến cuộc chiến không cần súng đạn. Nhưng cái tên của ông ta chắc chắn sẽ khó phai mờ qua những thành công về tiền tài, danh vọng ở nước Mỹ và càng không thể nào nhạt khi cái tên đó cũng được viết rõ ràng được "trân trọng" giữ lại nơi công cộng của viện bảo tàng ở Việt Nam.

2- Những linh hồn không ngủ:

Những hơn 32 năm tính đến năm 2001 từ sự kiện ở xã Thanh Phong, ông Kerrey cho biết là ông không bao giờ cảm thấy bình yên trong lòng với những ác mộng chợt đến rồi đi. Ngay cả ông Klann cũng thế, hay bất cứ thành viên nào của tiểu đội Seals. Mặc dù ông Kerrey có cái nhìn của người chỉ huy khi xem xét lại sự kiện - và điều nầy được chính quyền Nixon nhìn nhận và tưởng thưởng cho ông ta một Ngôi sao Đồng - nhưng ông ta cũng không thể nào gạt được những bối rối, lo ngại, bất an nào đó khi phải tường thuật lại sự kiện mà chính nó là tạo nên hệ quả và kết quả trong suốt cuộc đời của ông ta sau này.

Nếu ông Kerrey không tham gia trong phong trao phản chiến, có lẽ đã sẽ có ít người được biết đến ông ta. Đó cũng là một điểm son để ông ta bắt đầu hướng đi mới: chính trị. Dù rằng ông ta không phải là người có cảm tình với Cộng sản, nhưng hành động phản chiến đó tạo cho Cộng sản một cơ hội hiếm có nhất để giành lấy sự ủng hộ của dân chúng Mỹ "dứt bỏ Chiến tranh Việt Nam" một cách toàn diện, dứt khoát, thẳng thừng, và chai lạnh. Mặc tất cả những gì đã từng cam kết nhằm bảo vệ thế giới tự do, mặc tất cả những máu xương của những chiến binh Hoa Kỳ nhiệt tình hy sinh vì lời kêu gọi của quốc gia, mặc tất cả những gì sẽ xảy ra cho những đồng minh của mình - không chỉ riêng một miền Nam Việt Nam - khi họ tức tưởi nhắc lại lời cam kết của Quốc Hội Hoa Kỳ qua vai trò của người cầm đầu đất nước, những người đồng minh đó phải nhận lấy sự cay đắng trong tuyệt vọng trước làn sóng đỏ, không phải là số lượng người bị thảm sát ở xã Thanh Phong hay ở làng Mỹ Lai nếu so với con số hàng trăm ngàn đến hàng triệu. Nhưng dường như không một ai trong số những người trong Quốc Hội Hoa Kỳ mang nặng những bứt rứt nào đó như ông Kerrey hay những thành viên của tiểu đội Seals.

Tuy thế, tên của ông Kerrey được dán chặt vào "Viện Bảo tàng Tội ác Chiến tranh Việt Nam" ở Sài Gòn, một nơi công cộng cho cả những du khách trong và ngoài nước, sẽ được biết đến bởi nhiều thế hệ ở Việt Nam, sẽ được nhắc đến trong những bài luận văn chính trị của những học sinh các cấp ở khắp mọi nơi trên cái đất nước mà đáng lý ra, không nhiều thì ít, phải biết rằng chính ông Kerrey, một vị cựu Trung úy của Seals Hải quân, từng được tưởng thưởng Ngôi sao Đồng và cả Huân chương Danh dự từ Tổng thống Nixon, là người hết lòng ủng hộ phong trào phản chiến để mang lại cục diện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam cho Cộng sản Bắc Việt.

Bob Kerrey không được may mắn hơn vị tiểu đội trưởng tàu tốc đỉnh John Kerry, sau này cũng là một cựu quân nhân phản chiến có tiếng tăm hơn hẳn ông Kerrey qua cuộc tường trình kéo dài 2 tiếng đồng hồ với Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng Tư năm 1971 về vấn đề những hành động tàn bạo. Và cũng trong năm 1971, trong chương trình "Gặp gỡ Báo chí" của đài NBC, anh Kerry đã khẳng định là chính anh ta cũng từng đốt cháy những ngôi làng, lạm dụng súng đạn trong vùng tự-do-bắn. Thật là may mắn cho số phận của John Kerry, không những không có vấn đề rắc rối gì hay bị đóng đinh bởi nhà cầm quyền Cộng sản như Bob Kerrey mà còn được thăng tiến trên đường chính trị sau khi trở thành đảng viên thuộc đảng Dân chủ của vị Tổng thống Barack Obama đương nhiệm, đến chức vụ Bộ trưởng Bộ ngoại Giao vốn được chính thức tuyên thệ vào ngày 1 tháng Hai năm 2013. Có phải chăng chỉ vì cái họ trong chữ "Kerrey" dài hơn một mẫu tự "e" nên nó dư thừa đối với nhà cầm quyền Việt Nam hơn là cái họ "Kerry" thân thiện, vừa đủ, không có chữ "enermy" trong đó?

(Nữ tài tử phản chiến Jane Fonda đang nói chuyện với đám đông gồm
những cựu quân nhân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam và cựu quân
nhân John Kerry đang lắng nghe và chuẩn bị phát biểu kế tiếp trong cuộc
vận động chống chiến tranh ở giai đoạn 1970--1971, từng là vị tiểu đội
trưởng tàu tốc đỉnh với nhiều Huân chương: Bạc, Đồng và 3 Trái tim Tím)

(Trở thành Bộ trưởng Bộ ngoại Giao từ ngày 1/02/2013)

3- Sự thương thuyết về một lời xin lỗi:

Nhưng không thể nào! Vì sau những bài viết từ báo chí của nhà nước Cộng sản rầm rộ theo sau những bài viết khác của giới truyền thông Hoa Kỳ, và của những hiệp hội Cộng sản bên Mỹ, không thể thuyết phục ông Kerrey - mặc dù lúc bấy giờ ông ta đã trở thành cựu Thượng Nghị sĩ, không còn đương nhiệm - đứng ra tuyên bố một lời xin lỗi với nhà cầm quyền Cộng sản. Có thể vì danh dự của một sĩ quan TQLC Hoa Kỳ vẫn còn trong bản chất của ông ta và nhất là cái Huân chương Danh dự và Ngôi sao Đồng --mặc dù ông ta ít khi đeo Ngôi sao Đồng trong những dịp lễ - khiến ông ta không thể nào tự tiện làm hoen ố một tập thể to lớn của Quân đoàn TQLC. Mặc dù ông ta khi còn đang đương nhiệm vai trò Thượng Nghị sĩ cũng đã cố gắng làm những việc tạo sự thân thiện với nhà cầm quyền Cộng sản theo như lời ông Chuck Searcy, một cựu chiến binh Mỹ là người đại diện Quỹ tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam của Mỹ - đó cũng là hội đã từng huy động, đóng góp, và đưa ra đề án xây dựng Bức tường Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam lần đầu tiên tại thủ đô Washington-- có mặt tại Hà Nội trong một phỏng vấn với phóng viên báo Lao Động vào ngày 26/05/2001 trên trang mạng vietbao.vn (theo vnexpress.net) qua bài viết "Mỹ cần phải xin lỗi người Việt Namcó đoạn như sau:

"Quả thật là tôi ngạc nhiên. Thời gian qua Kerrey là một người rất tích cực ủng hộ và cố gắng cải thiện quan hệ với Việt Nam. Khi gặp ở Washington khoảng năm 1994, 1995, ông ấy nói với tôi: 'Người Mỹ và người Việt Nam cần hiểu nhau nhiều hơn, phải học cách tôn trọng nhau hơn.' Ông ấy còn nói rằng Chính phủ Mỹ có thể dành một khoản tiền để mỗi năm gửi 1.000 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học và 1.000 sinh viên Mỹ sang Việt Nam. Tuy nhiên, đấy mới là ý tưởng, theo Kerrey, Quốc hội khó mà phê duyệt khoản ngân sách này."

Vấn đề "cần hiểu nhau nhiều hơn" dường như đối với ông Chuck Searcy là một mệnh đề quan trọng hơn, khi nó được nhắc đến trước một mệnh đề "phải học cách tôn trọng nhau hơn." Tuy nhiên, nếu không có sự tôn trọng, thì làm sau tìm hiểu nhau hơn? Vì dù có sự cố gắng đi mấy để tìm hiểu nhau nhiều hơn mà thiếu sự tôn trọng lẫn nhau vốn là điều tiên yếu trong cách giao tế hoặc cư xử với cả những người thân thuộc, thì xem như khó có thể thực hiện. Mặc dù theo ông Searcy cho là "chính phủ Việt Nam đã rất tốt, rất khoan dung. Họ chưa bao giờ nói người Mỹ phải xin lỗi." Tuy nhiên, ông Searcy quên một điều là những tờ báo ở Việt Nam bây giờ là tiếng nói đại diện cho nhà cầm quyền Cộng sản. Chính là nền văn hóa riêng biệt của chế độ Cộng sản, hoàn toàn khác với thế giới mà ông ta đã lớn lên. Có nghĩa là, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang "bắn tiếng" thương lượng lời xin lỗi của ông Kerrey. Nếu ông Kerrey không thể thực hiện được những yêu cầu nào đó mà nhà cầm quyền Cộng sản đòi hỏi qua sự liên lạc với tòa Đại sứ Việt Nam ở Hoa Kỳ, thì xem như khó được "khoan dung." Điều nầy được thể hiện rõ ràng cũng trong bài viết trên, qua câu hỏi được chuẩn bị trước của phóng viên báo Lao Động cho ông Chuck Searcy như là một cách nhắn gởi đến ông Kerrey như sau:

Phóng viên: "Theo ông, sau bao nhiêu năm, chúng ta nên phơi bày những sự thật Kerrey hay nên đào sâu chôn chặt chúng? Và tác động của những sự thật đó đến thế giới trẻ ở Mỹ?"

Trong đó, câu hỏi thòng thêm thứ hai, dường như quá thừa, và mất lịch sự. Vì vấn đề có "tác động hay không đối với thế giới trẻ ở Mỹ" chẳng dính dáng gì đến Việt Nam. Nếu cho đó là sự bày tỏ quan tâm bình thường, thì thật là lếu láo, và xảo quyệt hay đúng hơn là đểu cáng. Vì đó là chuyện của nước Mỹ, là vấn đề của chính quyền Mỹ đảm nhiệm; không phải là vấn đề của Việt Nam thì tại sao nhà cầm quyền Việt Nam muốn biết? Hay nói đúng hơn, đó cũng chính là một lời đe dọa được thêm vào.

Vì trước đó qua câu hỏi về vấn đề xin lỗi, ông Searcy bày tỏ sự không tán thành một cách khéo léo như sau:

Phóng viên: "Ông có cho rằng Mỹ cần xin lỗi Việt Nam vì đã gây ra chiến tranh hay không?"

Ông Searcy: "Tôi luôn nghĩ rằng Mỹ cần phải xin lỗi người Việt Nam vì những gì đã xảy ra trong chiến tranh. Nhưng tôi không hiểu sao Mỹ chưa bao giờ làm như vậy. Đó là một sai lầm của nước Mỹ. Nhưng người Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã rất tốt, rất khoan dung. Họ chưa bao giờ nói Mỹ phải xin lỗi. Họ chỉ nói: Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp nhân đạo của bất kỳ nước nào với sự thiện chí. 

Tôi nghĩ rằng cũng không cần nói lên một lời xin lỗi nếu Mỹ có thể thể hiện điều đó qua hành động với người Việt Nam, như qua các chương trình nhân đạo, các mối quan hệ hoà bình. Chúng ta hiểu rõ lịch sử đau thương giữa hai nước nhưng chúng ta quyết định hướng tới tương lai, tôn trọng lẫn nhau, giúp Việt Nam có một cuộc sống tốt hơn cho thế hệ sau."

Từ lúc ông Kerrey rút lui ra khỏi chính trường ở Quốc Hội để trở thành Hiệu trưởng trường Đại học New School, thì khả năng vận động Quốc Hội Hoa Kỳ ủng hộ, giúp đỡ, và viện trợ cho Việt Nam dường như bị sụt giảm. Dường như sự "khoan dung" của nhà cầm quyền Cộng sản cũng có mực độ nào đó theo sự quyết định của họ vì vậy thời hạn 8 năm dành cho ông Kerrey suy nghĩ và thể hiện những hành động nào đó qua lòng nhiệt thành đối với nhà cầm quyền Việt Nam sao cho ưng ý nhất hoặc khi cảm thấy rằng ông Kerrey không còn nhiều khả năng ích lợi cho nhà cầm quyền Cộng sản, thì đó là lúc tên ông Kerrey được gắn chặt vào "Viện Bảo tàng Tội ác Chiến tranh Việt Nam" vào năm 2009.

Cũng có thể là trong một vài lần nào đó trong đời, trong những lúc chìm đắm trong cuộc chiến không cần súng đạn của mình, ông Kerrey đã nghĩ đến một điều hoang tưởng nhưng chắc chắn là đầy sự hối tiếc, đó là nếu chính quyền VNCH của miền Nam Việt Nam vẫn còn tồn tại, nếu Quốc Hội Hoa Kỳ không bị chia rẽ tư tưởng giữa hai phe phái dứt bỏ và tiếp tục ủng hộ miền Nam Việt Nam do áp lực phần nào từ những phong trào phản chiến ở nước Mỹ, và nhất là những hội cựu quân nhân trong Chiến tranh Việt Nam, thì cái tên Bob Kerry của ông ta đã không phải bị đóng đinh trong "Viện Bào tàng Tội ác Chiến tranh" ở Sài Gòn như hôm nay. Và cũng có thể, vì ông ta không mong muốn ai nhắc đến chuyện đó và không xem đó là một thành tích, ông ta sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xoa dịu vết thương chính mình bằng những hành động trợ giúp thiết thực, âm thầm nào đó cho những người dân thuộc vùng quê xa xôi của miền Nam Việt Nam được phát triển hơn. Sự phát triển đó sẽ mang lại cho họ sự hiểu biết hơn về một vài khái niệm trừu tượng như cộng hòa, tự do, cộng sản, v.v. Chính điều đó sẽ khiến cho ông Kerrey cảm thấy một sự hòa bình thật sự đến với cuộc chiến không cần súng đạn đó.

(Ông Chuck Searcy, Phó Chủ tịch của nhóm Cựu chiến binh vì Hòa bình 
(VFP = Veterans For Peace) trong chuyến đưa một nhóm đầu tiên gồm 
những cựu chiến binh, thân nhân, báo chí đến Việt Nam vào năm 2013. 
Với mỗi thành viên trong số 160 người đóng góp là 1.000 đô-la để có 
được 17.000 đô-la giúp Việt Nam rà bom mìn còn sót lại ở Hà Nội.) 

D. Tình "thâm" hơn là thâm tình:

Không riêng gì ông Kerrey vốn là người bị nhà cầm quyền Việt Nam đóng đinh vào viện bảo tàng, vị Thiếu úy bộ binh William Laws Calley còn được nhà cầm quyền Cộng sản xây nguyên một "Viện Bảo tàng Tội ác Chiến tranh Việt Nam" riêng biệt về vụ thảm sát ở làng Mỹ Lai nhưng bằng tiền đóng góp của những chiến binh can dự vào sự kiện đó và những người dân Mỹ hảo tâm. Mặc dù những cựu chiến binh tự quyên góp mang về xây dựng trường học, bệnh xá, đường xá, đền tưởng niệm nạn nhân, và tiếp tế tài chánh hàng năm trong mỗi chuyến viếng thăm ngôi làng Mỹ Lai hầu bày tỏ sự hối tiếc trong hành động, nhưng những cái tên và gương mặt của họ vẫn được đóng đinh trên những bức tường của viện bảo tàng đó. Và mặc dù anh Calley sau khi đã bị kết án chung thân nhưng cuối cùng được Tổng thống Nixon rút giảm bản án chỉ còn 3 năm bị quản thúc ở nhà, anh ta chọn cách sống im lặng, tránh gặp những người quen biết, hoặc phóng viên trong 40 năm trời, cuối cùng cũng đã lên tiếng xin lỗi bằng sự chân thành nhất của mình, không phải vì áp lực của một ai hay lo ngại qua cách bêu rêu hận thù và quá hẹp hòi của nhà cầm quyền Cộng sản. Hãy nghe ông Calley 66 tuổi phát biểu trong cuộc hội ngộ với những bạn bè xưa lần đầu tiên với 40 khách tham dự trong bữa an trưa hàng tuần qua đoạn trích dẫn trong bài viết "Calley apologizes for role in My Lai Massacre" ("Ông Calley Xin lỗi cho Vai trò của mình trong vụ Thảm sát ở làng Mỹ Lai") trên NBCNews.com vào ngày 21/08/2009 như sau:

"There is not a day that goes by that I do not feel remorse for what happened that day in My Lai," William L. Calley told members of a local Kiwanis Club, the Columbus Ledger Enquirer reported Friday. "I feel remorse for the Vietnamese who were killed, for their families, for the American soldiers involved and their families. I am very sorry."

("Không có một ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận về những gì đã xảy ra ngày hôm đó ở làng Mỹ Lai," William L. Calley nói với các thành viên của một câu lạc bộ Kiwanis địa phương, phóng viên của tờ báo Columbus Ledger Enquirer tường thuật vào ngày thứ Sáu. "Tôi cảm thương xót cho những người Việt Nam vốn là những người bị giết, cho những gia đình của họ, cho những người lính Mỹ bị lôi cuốn vào và những gia đình của họ. Tôi cảm thấy rất hối tiếc.")

Điều đáng lưu ý là không phải ông Calley đang xin lỗi nhà cầm quyền Cộng sản để mong được dở đi cái viện bảo tàng quái đản đó. Tuy trường hợp của ông Calley có đôi phần hơi khác hơn trường hợp của ông Kerrey vì thời gian: ngày và đêm, và vì sứ mệnh: tuần tra và đột kích, cũng như số lượng người bị thiệt mạng, nhưng không có nghĩa là ông Kerrey không thể lên tiếng nói như ông Calley nhưng vì Ông Kerrey đang rơi vào một hoàn cảnh khác hơn ông Calley.

Một trường hợp khác lại xảy ra cho ông John McCain (hoặc John Sidney McCain III), Thượng Nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, người từng ra tranh cử chức vụ Tổng thống với Barack Obama vào năm 2008 và tranh chức Chủ tịch đảng với George W. Bush vào năm 2000, là ông ta bị "kết tội" phản bội một "nông dân" miền Bắc vốn là người "được xem" là đã "cứu sống" ông ta khi chiếc phi cơ Skyhawk A-4E của ông ta bị bắn hạ, rơi xuống hồ Trúc Bạch theo như bài viết "How war hero John McCain betrayed the Vietnamese peasant who saved his life" ("Vị Anh hùng John McCain Bội phản một Nông dân Việt Nam vốn là người Cứu mạng ông ta như thế nào?") trên trang mạng Dailymail.co.uk vào ngày 23/03/2008.

(Thiếu tá Hải quân John McCain (bên phải phía trước) với đội phi
hành và chiếc phi cơ Buckeye T-2 dành cho tập huấn, vào năm 1965

Và theo bài báo cho biết thêm là người "nông dân" miền Bắc đó tên là Mai Văn Ôn đã ném hai cây tre xuống hồ và nhào theo để cứu lấy anh McCain, sau khi kéo được anh McCain vào gần bờ, một nhóm người khác xuống tiếp cứu. Sau 5 năm rưỡi bị giam cầm, tra tấn, cuối cùng anh McCain được thả ra, về quê hương mình vào năm 1973. Vào năm 1995, ông Ôn nhờ ông Searcy trao cho vị Thượng Nghĩ sĩ McCain lá thư của mình, chỉ vỏn vẹn vài dòng như sau:

"I am the guy who pulled you out of the lake and I have followed your progress over the years. I wish the best for you and your family and I hope some day you will be president of the United States."

("Tôi là kẻ kéo ông ra khỏi cái hồ nước và tôi đã từng theo sát sự tiến triển của ông qua nhiều năm. Tôi chúc điều tốt nhất cho ông và gia đình và tôi hy vọng một ngày nào đó, ông sẽ là Tổng thống Hoa Kỳ.")

(Theo tin phát thanh, vào ngày 27/10/1967 Đài Hà Nội tường thuật
là một phi công Mỹ được nhận dạng như là Thiếu tá Hải quân John
Sidney McCain, được giải cứu từ hồ Trúc Bạch gần Hà Nội, vào ngày
26/10 sau khi bung dù ra từ chiếc phi cơ bị hư hại, vốn đã bị bắn trúng
bởi hỏa lực dưới đất của miền Bắc. Tin phát thanh cho biết rằng ông
McCain đã được kéo khỏi nước bởi những cán binh Bắc Việt, được
băng bó những vết thương và bị bỏ tù cùng ngày (theo en.wikipedia)

Sau đó, ông Searcy đứng ra sắp xếp cuộc hội ngộ vào năm 1996. Và cảnh "thâm tình" trong bức ảnh đã khiến nhiều người ngoại quốc xúc động lúc ông Ôn chạy đến ôm chầm "người mang ơn" của mình và kêu kêu nhiều lần: "McCain, McCain, McCain!" Ông Ôn chỉ nói được như thế. Sau khi trao cho ông Ôn một tặng vật mà ông McCain mua từ một cửa tiệm bán hàng lưu niệm nào đó dưới tầng hầm dành cho Thượng Nghị sĩ, ông McCain đã không quay trở lại, mãi đến năm 2000 sau khi ông Ôn đã mất vào năm 1998 lúc 88 tuổi, nhưng ông McCain không ghé thăm người quá phụ ngoài cái hồ nước nơi mà ông rơi xuống, cũng gần căn nhà của ông Ôn. Bà vợ ông Ôn, Bùi Thị Liên, lúc bấy giờ là 71 tuổi, nói với nhóm phóng viên Anh Quốc của dailymail rằng "nếu không có ông chồng bà ta lúc đó, ông McCain đã bị chết chìm và không thể trở về với gia đình và sẽ không có mặt trong cuộc tranh cử Tổng thống hôm nay." Bà nói thêm rằng trong những năm cuối đời, ông chồng bà ta đôi lúc rất buồn và than là "Ông McCain đã quên tôi rồi!" Và bà ta tha thiết giữ chặt bàn tay của người phóng viên, khi họ chuẩn bị rời khỏi, nói rằng: "Làm ơn giúp chúng tôi nhắc nhở ông McCain về việc mà ông chồng tôi đã làm cho ông ta. Chỉ vài lời cũng sẽ đủ để cho gia đình biết rằng ông McCain còn nhớ ơn."

(Cuộc hội ngộ duy nhất giữa Mai Văn Ôn lúc 86 tuổi và Thượng Nghị
sĩ McCain ở Hà Nội vào năm 1996 do ông Chuck Searcy làm trung gian.
Giả như ông Ôn là người lao vào nước trước, như vậy lúc bấy giờ ông ta
đã là 57 tuổi, khác xa những thanh niên trong hình trên)

Sau cuộc hội ngộ "thâm" tình, ông McCain dường như quên đi người "ân nhân" của mình, thậm chí trong cuốn hồi ký "Faith of My fathers" ("Lòng trung thành của những Tổ tiên tôi") vào năm 1999 -sau khi ông Ôn qua đời 1 năm trước đó - cũng không hề nhắc đến cái tên Mai Văn Ôn nào đó tự nhận là người đã cứu sống ông ta. Mặc dù trước và sau khi mất, gia đình ông Ôn cũng đã nhờ chuyển vài lá thư đến văn phòng ông McCain, nhưng không nhận được hồi đáp nào. Trong cuốn hồi ký đó, ông McCain cho biết là khi rơi xuống hồ nước, ông ta tỉnh lại nhờ nước lạnh và vì hai cánh tay của ông ta bị nứt xương, ông ta phải dùng răng kéo sợi dây cho áo phao trên người căng lên. Một nhóm người dùng hai thanh tre dài kéo ông ta lên đó và đưa vào bờ. Sau đó, ông ta bị nhiều người đấm đá, phun nước miếng, lốt hết áo quân, và thậm chí đánh gãy xương vai bằng báng súng, và dùng lưỡi lê đâm vào chân ông ta trước khi vận chuyển đưa ông ta về Hà Nội vào nhà tù Hỏa Lò có cái tên hỗn danh khác là "Khách sạn Hilton Hà Nội."

Qua câu chuyện cho thấy rằng có hay không nhân vật tên Ôn trong số những người kéo ông McCain vào bờ thì không quan trọng lắm, nhưng điều quan trọng hơn hết là những người đó chắc chắn không phải là những thường dân miền Bắc - mà đa số những người ngoại quốc luôn bị đánh lừa khi được thuật lại câu chuyện, và họ thiếu kinh nghiệm hiểu biết cách sinh hoạt, suy nghĩ của những người miền Bắc Việt Nam lúc đó như thế nào, nhất là ngay trong lúc đang bị dội bom - vì nếu bức hình trên được phóng to ra, người ta dễ dàng nhân ra rằng trong số 12 người kéo ông McCain, có một người cầm súng ngắn chĩa vào ông ta từ bên phải và kế đó có người đang chuyền nhau khẩu súng ngắn khác. Điều nầy chứng minh là theo tin phát thanh của Đài Hà Nội là đúng khi nhìn nhận nhóm người trong hình là những cán binh Cộng sản Bắc Việt.

Mặc dù bài viết trên của trang mạng Anh Quốc dailymail mắc phải khá nhiều chi tiết sai lầm, và cố tình thêm thắt sự việc, cũng như trong cách viết thiếu chính xác, vô trách nhiệm qua từ ngữ của một tác giả nào đó không có để tên, đó là chưa nói đến vấn đề viết sai năm mất của ông Ôn, nhưng đã vội vàng chạy hàng tít là "người nông dân" và khẳng định là nhóm người dân làng. Bài viết đó được chia sẻ rộng rãi và đa phần là những lời bình phẩm gay gắt, châm biếm vị Thượng Nghị sĩ McCain - trong đó, cũng có những người tự xưng là cựu chiến binh, cựu phi công Hoa Kỳ - nhưng họ bị mờ mắt không nhìn thấy rõ những gì trong bức hình, u mê trong cách đọc vội vàng bỏ qua nhiều chi tiết sai lạc quan trọng nên thiếu xét đoán sáng suốt, và quá dễ tin vào những bài viết chỉ vì chúng đến từ một trang mạng có tiếng nào đó. Và đây cũng là một câu chuyện về vấn đề "thâm" tình mà không hẳn phải là tình thâm.

E. Kết luận:

Những ai đã từng là những chiến binh phải đối mặt với cái chết và sống trong gang tấc, phải gánh chịu thương tích trên thể xát mình trong suốt cuộc đời còn lại, cho dù cuộc chiến đã chấm dứt đối với họ nhưng cuộc chiến không súng đạn khác vẫn còn đó trong những cơn ác mộng phản ảnh sự hãi hùng trong những chiến trận, hoặc những hình ảnh kinh khiếp nào qua những hành động trong tình huống không đủ thời gian suy ngẫm. Họ cũng chỉ là những nạn nhân chiến cuộc trong một góc nhìn khác. Họ không phải là những người máu lạnh khi những bứt rứt nào đó luôn dằn vặt lương tâm khốn khổ mà chỉ họ mới biết. Tuy nhiên, lòng thù hận và lợi ích chính trị nào đó bất chấp tất cả mọi thủ đoạn "đóng đinh" đối phương dù những người chiến binh đó có những hành động thiết thực nhằm bày tỏ sự hối tiếc đến như thế nào.

Nói thế không có nghĩa là đối phương của những chiến binh đó luôn luôn có những hành động không sai trái, không tàn bạo. Một vài thí dụ điển hình là cuộc thảm sát ở kinh thành Huế vào năm 1968 do sự cố ý có mục đích của những lực lượng Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng, hoặc cuộc thảm sát ở Dak Son, sông Bé vào năm 1967 do sự trả thù của Việt Cộng trên những người dân bản thượng qua những bức hình trong bài viết tổng thể "Biased in Vietnam War Atrocities' Reports" ("Có thành kiến trong những Báo cáo về những Hành động Tàn bạo trong Chiến tranh Việt Nam") có nguồn dịch sơ lược tại vietlandnews.net "Tội ác CS Việt nam: Thảm sát Dak Son - Sông Bé 1967." Nhưng tất cả những sự kiện thực tế đó, nhà cầm quyền Cộng sản luôn ém nhẹm, bưng bít hoặc tìm cách chối bỏ và đổ lỗi ngược lại cho đối phương một cách trơ trẻn, độc ác, và gian xảo. Những người Cộng sản luôn luôn thích tô vẽ mình bằng những ảo tưởng tốt đẹp nhất, thánh thiện nhất, cao đẹp nhất. Hoặc bất cứ cái gì "nhất" cũng phải thuộc về họ, ngay cả sự tàn bạo nhất mà họ luôn chối bỏ. Họ là những con người được đào tạo sao cho chai lì lòng thương hại vì nó là yếu tố ủy mị, yếu kém nhất đối với quan niệm được nhồi nhét của những cán binh, cán bộ Cộng sản. Và họ triệt để khai thác điều đó nơi đối phương để đắc thắng. Dù là thế nào, cuộc chiến không cần súng đạn đó chắc chắn diễn ra trong sâu kín nhất nơi mỗi một con người, ngay cả những người Cộng sản đầy bản sắc. Vì họ cũng chỉ là những con người phàm tục, không hơn không kém.

(Vụ thảm sát ở Dak Son --những thi thể được bó lại trong vật liệu
có sẵn, đang chờ đợi chôn cất, được chất đầy trong một trong những
căn chòi tạm bợ còn sót lại. Những thi thể nầy được mang ra từ một
nơi trú ẩn trong một đường hầm)



___________________________________

Phụ Chú

pc 01_ Nguyên văn trích từ bài viết "Memories Of A Massacre: Part I" vào ngày 11 tháng Hai năm 2009, như sau:

Mrs. Lanh: 
"The three children were scared and they crawled into a ditch. The old man and the old woman were lying down inside a house like the houses here. There was a water pump. He was sleeping inside the house and they went in and grabbed him and dragged him out to the water pump and that is where they cut his throat. Then they stabbed the three children." 

(Bà Lành:
Ba đứa trẻ sợ hãi và chúng bò vào trong một cái mương. Ông già và bà già đang nằm bên trong một căn nhà như những ngôi nhà ở đây. Có một máy bơm nước. Ông đang ngủ bên trong căn nhà và họ đã đi vào và chụp lấy ông và kéo ông ta ra đến máy bơm nước và đó là nơi mà họ cắt cổ họng ông ta. Sau đó, họ đâm ba đứa trẻ.)

Mặc dù chi tiết về máy bơm nước không được nhắc đến bởi ông Ambrose và ông Klann --hai chiến binh Hoa Kỳ thuộc lực lượng Seals có mặt ngay hiện trường lúc bấy giờ-- ông Klann cho biết số người hiện diện, giống tính, tuổi tác trong căn nhà như bà Lành đã mô tả. 

pc 02_ Nguyên văn trích từ bài viết "Memories Of A Massacre: Part I" ("Những ký ức về một cuộc Thảm sát: Phần I") vào ngày 11 tháng Hai năm 2009, như sau: 

Mrs. Lanh:
"I was hiding behind the banana tree and I saw them cut the man's neck, first here and then there. His head was still just barely attacked at the back."

(Bà Lành:
Tôi đang núp phía sau cây chuối và tôi nhìn thấy họ cắt cổ người đàn ông, đầu tiên ở đây và sau đó ở chỗ kia. Đầu ông ta chỉ còn hơi dính lại ở phía sau.)

pc 03_ Nguyên văn trích từ bài viết "Memories Of A Massacre: Part I" ("Những ký ức về một cuộc Thảm sát: Phần I") vào ngày 11 tháng Hai năm 2009, như sau:

Mrs. Lanh:
"It was very crowded so it wasn't possible for them to cut everybody's throats one by one. (edit) Two women came out and kneeled down. (edit) They shot these two old women and they fell forward and they rolled over. And then they ordered everybody out from the bunker and they lined them up and they shot all of them from behind."

(Bà Lành:
Rất đông người vì đó là điều không thể đối với họ cắt cổ mọi người từng người một. (được sửa chữa cho rõ nghĩa) Hai phụ nữ bước ra ngoài và quỳ xuống. (được sửa chữa cho rõ nghĩa) Họ đã bắn hai người phụ nữ lớn tuổi nầy và hai người phụ nữ ngã về phía trước và lăn qua. Và sau đó họ đã ra lệnh cho mọi người ra khỏi hầm trú trên mặt đất và họ xếp những người đó lại thành một hàng và họ bắn tất cả những người đó từ phía sau)

Và theo nguyên văn trích từ bài viết "One Awful Night in Thanh Phong" ("Một đêm Khủng khiếp ở xã Thanh Phong") của tác giả Gregory L. Vistica vào ngày 25 tháng Tư năm 2001, như sau:

"Lanh, who had been checking to see that her children were safe, says she crept close enough to witness what happened next."

(Bà Lành, vốn là người lúc bấy giờ đang kiểm soát để biết rằng những đứa con của mình được an toàn, nói rằng bà ta đã bò đến đủ gần để chứng kiến ​​những gì xảy ra kế tiếp.)

pc 04_ Nguyên văn trích từ bài viết "Memories Of A Massacre: Part I" ("Những ký ức về một cuộc Thảm sát: Phần I") vào ngày 11 tháng Hai năm 2009, như sau:

Narration: 
"That is precisely what Mrs. Lanh told us in Vietnam. Journalists who went to the village more recently reported that Mrs. Lanh now says she heard Rather than saw some of the killings."

"They also reported that another self-described eyewitness supports what Mrs. Lanh told us." 

(Người tường thuật:
Đó điều chính xác là những gì bà Lành nói với chúng tôi ở Việt Nam. Những nhà báo vốn là những người đã đi đến ngôi làng, trong thời gian gần đây hơn báo cáo rằng bà Lành bây giờ nói rằng bà ta nghe Hơn Là đã nhìn thấy một vài vụ giết hại.)

(Họ cũng báo cáo lại rằng có một người khác tự xưng là nhân chứng đứng ra xác minh những gì mà bà Lành đã nói với chúng tôi.) 

Và theo nguyên văn trích từ bài viết "A Farewell to Arms" ("Giả từ Vũ khí") của tác giả John Gregory Dunn vào ngày 13 tháng Sáu năm 2002, trên trang nybooks.com

"Vistica left Newsweek in 2000, kept the story, and sold the idea both to the Times Magazine and to CBS’s 60 Minutes franchise. In Vietnam a 60 Minutes II camera team shooting footage for the show in Thanh Phong discovered an elderly Vietnamese woman who claimed to have witnessed the killings. Her name was Pham Tri Lanh, she had been a Vietcong supporter in 1969, and she corroborated Klann’s account. Under close scrutiny by reporters from Time, however, Pham Tri Lanh’s testimony became less insistent, more malleable. She admitted that she had not actually seen the massacre; she had heard the screams of the dying, she now said, and had seen their bodies lined up." 

(Ông Vistica đã rời khỏi tuần báo Newsweek vào năm 2000, vẫn giữ lấy câu chuyện, và bán ý tưởng cho cả tạp chí Times và cho một chi nhánh "60 Phút" của đài CBS. Ở Việt Nam, một đoàn quay phim của "60 Phút II" đang quay cảnh làm nền cho chương trình ở xã Thanh Phong đã phát hiện một người phụ nữ Việt cao tuổi vốn là người tuyên bố là đã từng chứng kiến ​​những vụ giết hại. Tên của bà ta là Phạm Thị Lành, bà ta đã từng là một người ủng hộ Việt Cộng vào năm 1969, và bà ta chứng thực những lời tường thuật của ông Klann. Dưới sự xem xét kỹ lưỡng bởi các phóng viên từ báo Time, tuy thế, lời khai của Phạm Thị Lành trở nên kém khẳng định hơn, dễ có thể chỉnh sửa cho đúng hơn. Bà ta thừa nhận là bà ta đã không thực sự nhìn thấy vụ thảm sát; bây giờ bà ta nói rằng bà ta đã nghe những tiếng kêu thét của những người sắp chết, và đã nhìn thấy những thi thể của họ nằm xếp thành hàng.)

pc 05_ Nguyên văn trích từ bài viết "Memories Of A Massacre Part II" ("Những ký ức về một cuộc Thảm sát: Phần II") vào ngày 11 tháng Hai năm 2009, như sau:

Klann: 
"It was dead quiet. It was dead quiet. Then you could just hear certain people, hear their moaning. So we would just fire into that area until it was silent there. And that was it. And, and until, we were sure that everybody was dead."

(Ông Klann:
Đó là một sự yên lặng chết chóc. Một sự yên lặng chết chóc. Sau đó, anh bạn chỉ có thể nghe những người nào đó, nghe tiếng rên rỉ của họ. Vì vậy, chúng tôi sẽ chỉ bắn vào trong khu vực đó cho đến khi nó im lặng ở đó. Và đó là như thế. Và, và cho đến khi, chúng tôi chắc chắn rằng mọi người đã chết.)

pc 06_ QĐVNCH: Quân đội Việt Nam Cộng hòa.

pc 07_ Trong chương trình "Gặp gỡ Báo chí" ("Meet the Press") của đài NBC vào năm 1971, anh Kerry được hỏi về việc có hay không bản thân anh ta đã từng can dự trong những hành động tàn bạo ở Việt Nam. Anh ta đáp lại như sau:

"There are all kinds of atrocities, and I would have to say that, yes, yes, I committed the same kind of atrocities as thousands of other soldiers have committed in that I took part in shootings in free fire zones. I conducted harassment and interdiction fire. I used 50 caliber machine guns, which we were granted and ordered to use, which were our only weapon against people. I took part in search and destroy missions, in the burning of villages. All of this is contrary to the laws of warfare, all of this is contrary to the Geneva Conventions and all of this is ordered as a matter of written established policy by the government of the United States from the top down. And I believe that the men who designed these, the men who designed the free fire zone, the men who ordered us, the men who signed off the air raid strike areas, I think these men, by the letter of the law, the same letter of the law that tried Lieutenant Calley, are war criminals." (theo en.wikipedia)

("Có tất cả các loại hành động tàn bạo, và tôi sẽ phải nói rằng, vâng, vâng, tôi đã nhúng tay vào cùng một loại những hành động tàn bạo như hàng ngàn những người lính khác đã từng can dự vào việc mà tôi đã tham gia vào những vụ nổ súng trong những vùng tự-do-bắn. Tôi đã tiến hành việc bắn phá gây rối và ngăn chận. Tôi đã sử dụng những khẩu súng máy cỡ nòng 50 ly, mà chúng tôi đã được cấp cho và được ra lệnh sử dụng, mà chúng là những vũ khí duy nhất của chúng tôi chống lại những người dân. Tôi đã tham gia trong những sứ mệnh tìm kiếm và tiêu diệt, trong việc đốt cháy những ngôi làng. Tất cả điều này thì trái ngược đối với những luật lệ chiến tranh, tất cả điều này thì trái ngược đối với những Quy ước Geneva và tất cả điều này được ra lệnh như là một chính sách thực sự được thiết lập, viết ra hẳn hoi bởi chính phủ Hoa Kỳ từ trên xuống dưới. Và tôi tin rằng những người vốn đã đưa ra những điều nầy, những người vốn đã quy định những vùng tự-do-bắn, những người vốn đã ra lệnh cho chúng tôi, những người vốn đã ký giấy cho phép những khu vực không kích, tôi nghĩ rằng những người nầy, theo tuân theo từng chữ của luật lệ, cùng chữ nghĩa hạn hẹp của luật lệ vốn đã xét xử Trung úy Calley, là những tội phạm chiến tranh.")

Anh Kerry, lúc bấy giờ, có một lý luận mạnh mẽ như đoạn trích ở trên, nên luôn được nhiều người cựu quân nhân phản chiến ủng hộ. Tuy nhiên, trong cái nhìn từ người miền Nam Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng quả thật anh Kerry còn rất non nớt kinh nghiệm trong chiến tranh. Đa số những binh lính Hoa Kỳ được huấn luyện rất kỹ về lý thuyết, thực tập về kỹ năng, nhưng bao nhiêu đó chưa đủ để ứng dụng vào mỗi tình huống chiến tranh khác nhau. Trên thực tế, những vùng đất xa xôi của miền Nam lại chính là vùng đất địch, sự tinh tế nhận biết đó chỉ có được nơi chính những binh lính miền Nam Việt Nam. Đó là một trở ngại lớn lao về văn hóa đưa đến những suy nghĩ sai lạc theo cái nhìn của những binh lính Hoa Kỳ, trừ khi nào những binh lính Hoa Kỳ có cơ hội hợp tác chiến lược với những binh lính Cộng hòa một thời gian, họ mới biết phân biệt và hiểu được một phần nào. Và điều nầy đã cho thấy trong cuốn sách "Ride the Thunder" ("Cưỡi cơn Sấm sét") của tác giả Richard Botkin, nhưng chỉ tiếc là nó được viết sau những năm thấm sâu cay đắng thất bại trên lãnh vực tuyên truyền của Cộng sản. Cũng có nghĩa là chính anh Kerry cũng bị xáo trộn về tư tưởng khi không nhận chân ra ý nghĩa của Chiến tranh Việt Nam và mục đích của đối phương. Dù là gì, anh ta cũng đã đổ xương máu vì nó, không ai không nhìn nhận công lao đó của anh ta, nhưng sự thất bại của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam có phần nào yếu tố là những phong trào phản chiến bởi chính những cựu quân nhân từng tham chiến ở Việt Nam. Và anh Kerry không ngoại lệ.
© Copyright 2019 BackUp Dân Làm Báo, All rights reserved

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.