Nhận định về Hồ Tập Chương trong tác phẩm "Sinh bình Khảo"
Nhóm Hành Khất (Danlambao) - Giáo sư Hồ Tuấn Hùng là tác giả của cuốn "Sinh bình Khảo" ("Khảo cứu về Cuộc đời Hồ Chí Minh") được xuất bản vào năm 2008, vốn đã tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan. Ông sinh năm 1949 (có tài liệu nói là sinh năm 1948), tại Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, và từng dạy học hơn 30 năm, đồng thời còn là viên chức cao cấp Giáo Dục Hành Chính. Ông ta đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu, đối chiếu nhiều tư liệu khác nhau để hoàn thành tác phẩm mà ông ta đã từng ôm ấp từ lâu mà nó cũng là nguyện vọng của gia tộc được trọng giao lại cho ông ta, nhất là lời trăn trối sau cùng của người cha của ông ta.
Như Giáo sư Hồ Tuấn Hùng đã bày tỏ trong phần mở đầu, nơi trang 11, như sau: "Nội dung cuốn sách nầy hoàn toàn bảo đảm tính khách quan và tính hợp lý với mục đích chỉ để làm rõ một tiên đề giả thiết Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc không phải là một người." Rất nhiều lần, từ phần "Thay lời tựa," suốt trong cuốn sách, đây đó, đến phần cuối cùng, tác giả luôn luôn khẳng định là: "Hồ Chí Minh sau năm 1933 chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, tuyệt đối không phải là Nguyễn Ái Quốc." Và cũng như thế, rất nhiều lần ông ta hoàn toàn khẳng định là việc làm nầy của ông ta không phải vì mục đích tìm kiếm danh lợi mà chỉ muốn trả sự thật về cho lịch sử mặc dù nếu xét ra Hồ Chí Minh chính là bác ruột của Giáo sư Hồ Tuấn Hùng.
A. Về thân thế Hồ Tập Chương:
Nơi trang 53, tác giả Hồ Tuấn Hùng cho biết về thân thế của nhân vật Hồ Tập Chương như sau:
- Sinh năm 1901 (Minh Trị năm thứ 34).
- Cha là Hồ Dần Lượng vốn là tú tài (sinh đồ), mở nhà dạy học kiêm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Dân địa phương phục tài xưng là "Thánh nhân" và mẹ là Lý Thị.
- Là người con thứ 7 trong số 10 anh chị em (người anh thứ 3 tên là Hồ Tập Phỉ, người em út là Hồ Tập Dưỡng).
- Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp số 1 Đài Bắc vào năm 1921 trong thời Nhật chiếm đóng Đài Loan.
- Trong khoảng thời gian 1922--1928, ông ta trở về vùng Miêu Lật và mở xưởng nấu rượu và tiệm thuốc Bắc cùng người anh trưởng.
- Kết hôn vào năm 1926 với người địa phương tên là Lâm Quế.
- Có đứa con gái đầu lòng tên là Hồ Tố Mai vào năm 1928 và đứa con trai trưởng là Hồ Thự Quang vào năm 1930 (tính đến năm 2013 là 83 tuổi).
- Tham gia "Tổ chức Lao động Thái Bình Dương" của Cộng sản Quốc tế với bí danh là Hồ Quang vào năm 1929.
- Bị bắt ở Quảng Châu vào năm 1931 và được giải cứu.
- Từ năm 1932--1933, ông ta đến vùng núi Quảng Tây khai thác quặng mỏ và qua Xiêm La hoạt động và mất liên lạc với gia đình.
Và khoảng thời gian quan trọng là thời kỳ sau năm 1933 được tác giả cho biết như sau:
- Khoảng cuối năm 1938 (tháng 11 và 12) làm thông dịch cho quân đội Nhật.
- Khoảng đầu năm 1939, gia nhập Bát lộ Quân và từ đó không liên lạc gì với gia đình.
B. Nhận định sơ lược:
Cùng một mục đích "trả lại sự thật cho lịch sử," Ngô Trọc Lưu vốn là người từng được vinh danh là "Người cha của nền văn nghệ Đài Loan" vào năm 1946 (theo trang p51) cho xuất bản cuốn sách bằng tiếng Nhật với tựa đề "Hồ Chí Minh" được chuyển qua Trung văn là "Đứa con côi châu Á," từng nói: "Cần phải xem việc lẩn tránh sự thật chính là xuyên tạc lịch sử."
Nơi trang 51 cho biết thêm là "Trước đây, Ngô Trọc Lưu và Hồ Tập Chương rất quen biết nhau, sau nầy ông cùng với em trai Hồ Tập Chương là Hồ Tập Dưỡng, cháu rể Hồ Tập Chương là La Lộc Xuân có mối quan hệ rất thân mật." Ông ta cũng thừa nhận là:
"Hồ Chí Minh xuất thân là người thuộc sắc tộc Khách Gia (Hakka, người Việt gọi là Hẹ) tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan" (trang 05).
Qua hàng loạt những sự kiện lịch sử liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh và Hồ Tập Chương, Giáo sư Hồ Tuấn Hùng đưa ra nhiều bằng chứng và dẫn chứng hùng hồn cho kết quả thừa nhận của mình. Và qua đó, tập thơ "Ngục trung Nhật Ký" ("Nhật ký trong Tù") vốn gây nhiều tranh cãi về vấn đề ai là tác giả mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã từng tung ra rất nhiều sách để ca tụng tác giả Hồ Chí Minh, được Giáo sư chứng minh rất cụ thể qua từng ý nghĩa, cũng như nguồn gốc của chữ, cách chơi chữ của một người lão luyện về Hán tự mà một Nguyễn Ái Quốc tức Nguyễn Tất Thành không tài nào có thể có được một kiến thức sâu rộng về Trung văn đến như thế vì không có đủ thời gian tu tập về chữ Hán trước đây hay nói đúng hơn là trình độ Hán văn của Nguyễn Tất Thành chỉ là sơ cấp. Mặc dù sau nầy, Nguyễn Tất Thành được Tăng Tuyết Minh, người vợ Quảng Châu đầu tiên của ông ta, dạy thêm về tiếng Quảng nhưng đó cũng chỉ là văn nói hơn là văn viết.
Tiếng Tàu đơn âm cũng như tiếng Việt, nên học nói rất dễ nhưng học viết lại là một vấn đề khác, mà học cách viết văn, thơ điêu luyện lại càng rắc rối hơn. Cái cách điêu luyện đó, chỉ có những người bản xứ mới hiểu thấu. Và đó là cách nhận định của Giáo sư với tư cách là người cùng địa phương của tác giả "Ngục trung Nhật ký."
Trong khi đó, một Hồ Chí Minh sau năm 1933 đã cố tình tung ra lai lịch "huyền thoại" hầu tự ca tụng và che lấp quá khứ của chính mình trong cuốn sách đầu tay là "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của tác giả Trần Dân Tiên (cũng là Hồ Chí Minh) được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Quốc năm 1948 và tại Paris năm 1949, và tiếp theo là một cuốn sách khác với nội dung và mục đích như cuốn sách đầu tiên là cuốn "Vừa đi đường Vừa kể chuyện" của tác giả T.Lan (cũng là Hồ Chí Minh) được xuất bản lần đầu vào năm 1950 tại Trung Quốc và trên báo "Nhân dân" của Hà Nội vào năm 1961.
Mặc dù trên khía cạnh chính trị, dường như tác giả cũng có ít nhiều niềm tin vào những người Cộng sản, khi tin rằng Hồ Chí Minh có khuynh hướng dân tộc hơn là Cộng sản và tin tưởng vào những gì mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố về vấn đề "hòa hợp hòa giải" mà không hề đá động gì đến vấn đề cải tạo trừng phạt những quân nhân của Việt Nam Cộng hòa mà qua đó chính là chủ ý của chế độ Cộng sản. Dường như đó là cách mà tác giả cố tình bảo vệ, bào chữa cho Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) là một người yêu dân tộc, không hẳn là một tay mật vụ của Cộng sản Quốc tế sau nầy. Tác giả cũng quá ngây thơ khi nghĩ rằng, một tay mật vụ Cộng sản Quốc tế khi muốn quay về với dân tộc thì dễ dàng tuyên bố và thoát ra khỏi lưới mật vụ trừng phạt như trường hợp Hồ Chí Minh, trong khi mạng tình báo Trung cộng lúc nào cũng cận kề trong và ngoài nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Nhận định chi tiết:
Nhằm bổ sung thêm tư liệu "Sinh bình Khảo" của tác giả hầu làm sáng tỏ vấn đề ai là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương, và Hồ Chí Minh; Qua những tài liệu dồi dào hôm nay, người ta có thể ngẫm nghĩ, tự hỏi, và so sánh để tìm ra một lý lẽ thích hợp nhất. Mặc dù nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tìm mọi cách giấu kín sự thật đến khi họ khó lòng có thể chối bỏ thì tìm cách bào chữa cho hành động của họ hoặc "im lặng" phớt lơ, xem như việc đã rồi (đó là cách mà họ hay sử dụng nhất). Và không những thế, họ xem đó là một thành công về tuyên truyền dù phải xem thường lịch sử, hay phải sửa đổi, thậm chí nếu cần thì xóa bỏ luôn phần đó.
I. Về thể hình:
Về vấn đề nhận diện thể chất của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương, tác giả có nhắc đến vấn đề vành tai trái có vết sẹo của Hồ Tập Chương mà người ta có thể dễ dàng nhận ra trong những bức hình của Hồ Chí Minh sau nầy:
Hình 01 Hình 02 Hình 03
Hình 01: Nguyễn Ái Quốc vào năm 1919 (theo ghi chú dưới hình).
Hình 02: Bức hình nầy theo Giáo sư Hồ Tuấn Hùng có nhiều nghi ngờ. Quả thật, nếu so với hình số 1, nó rất thiếu tự nhiên như là cái đầu được cắm vào (càm nhọn hơn, quay hàm chạy một đường thẳng --lộ hẳn bên ngoài vành khăn, đôi chân mày được tô đậm hơn, hàm răng lộ ra, hai vành mũi nhỏ lại, vần trán cũng bị thu hẹp)
Hình 03: Bức hình nầy theo Giáo sư chính là Hồ Tập Chương lúc còn trẻ. Từ bức hình số 02, vốn bị sữa lại sao cho khuôn mặt ốm đi, qua cách vẽ lại quay hàm, để sao cho có nét gần giống bức hình số 03 nầy. Tuy nhiên, nếu nhìn vành tai trái sẽ thấy sự khác biệt: hình số 03 có trái tai to hơn, và vành tai tròn, rộng hơn.
Hình 04 Hình 05 Hình 06
Hình 04: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tour, Pháp vào tháng 12/1920. Bức hình số 03, phần nhiều có nét như bức hình số 05, được xem như là Nguyễn Ái Quốc
Hình 05: Nguyễn Ái Quốc là đại biểu Bán đảo Đông Dương tại Đại hội Cộng sản Pháp ở Marseilles vào năm 1921
Hình 06: Dù được cho là hình của Nguyễn Ái Quốc vào năm 1921, nhưng xét ra không có nét của hai bức hình số 04 và 05 vì chân mày trái cong gãy về phía cuối, trong khi bên phải nhô cao hơn (tương tự hình số 03). Phần lớn có nét của hình số 01 là Hồ Tập Chương với cái miệng hơi nhọn nhưng không rộng quá so với hình số 04 và 05.
Hình 07 Hình 08 Hình 09
Hình 07: (Sau đại hội ở Moscow, Nguyễn Ái Quốc (theo tác giả nhìn nhận) vào năm 1925, lúc về Quảng Châu tham gia cách mạng Trung Quốc, đồng thời lo xây dựng phong trào cách mạng Việt Nam). Tuy nhiên, nếu so sánh với bức hình số 08, cho thấy phần lớn có nét giống nhau, nhưng bức hình nầy dường như không có nét nào của người dân quê miền Bắc, vùng Nghệ Tỉnh. Dường như đây lại là một bức hình được chỉnh sữa từ bức hình số 08.
Hình 08: (Nguyễn Ái Quốc??? trong thời gian bị tù ở Hương Cảng được Luật sư Francis (Frank) Henry Loseby biện hộ và bảo vệ cho chuyến trốn thoát đến Moscow vào khoảng năm 1932). Bức hình nầy có nét chân mày trái cong gãy của bức hình số 06, và càm nhọn vì vậy khó chấp nhận là hình của Nguyễn Ái Quốc mà là hình của Hồ Tập Chương cũng bị bắt trong khoảng thời gian nầy.
Hình 09: (Nguyễn Ái Quốc vào năm 1930 trong nhà triển lãm ở Việt Nam. Bức ảnh truyền thần của của Nguyễn Sinh Huy, thân phụ Nguyễn Ái Quốc). Cái miệng rộng ngang và nhất là cái mũi hơi to mang nét đặc trưng của người Nghệ Tỉnh hơn, cũng như chiếc càm khá rộng, có khả năng đúng là hình của Nguyễn Ái Quốc đang mang bệnh lao nặng làm gầy ốm khuôn mặt nhiều trong khoảng thời gian trước vào sau ngày lao tù.
Hình 08b Hình 10 Hình 11
Hình 08b: Bức hình trong nghi vấn nầy lại có nhiều nét giống với bức hình số 10 (tái xuất hiện trong một khoảng thời gian mất tích) và bức hình số 11 (lúc nầy tự xưng là Hồ Chí Minh). Từ chân mày trái cong gãy đến vành tai phải nhọn đầu trong khi vành tai phải cong tròn khác với bức hình số 09 ở trên.
Hình 10: Ảnh Hồ Chí Minh năm 1934 tại Mạc Tư Khoa trong "Truyện Hồ Chí Minh" của William J. Duiker. (Theo Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, đây là Hồ Tập Chương). Như vậy, chứng minh ngược lại là bức hình số 08 cũng là Hồ Tập Chương.
Hình 11: Tấm ảnh Hồ Chí Minh nầy do Andred Roth chụp đăng trong "Tân Việt Nam" vào năm 1946 tại Việt Bắc. Và từ đây trở về sau, nhân vật chính trong đảng Cộng sản Việt Nam đã thay thế hoàn toàn một Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Tập Chương.
Hình 11b Hình 12
Hình 11b: Bức hình Hồ Tập Chương (tức Hồ Chí Minh) nầy có những nguồn tin khác cho là vào năm 1944 ở Việt Bắc (không phải là 1946).
Hình 12: Theo vi.wikipedia, bức hình Hồ Chí Minh nầy vào năm 1946, sau khi cướp lấy chính quyền của Thủ tướng Trần Trọng Kim.
Hình 13 Hình 14
Hình 13: Bức hình Hồ Tập Chương vào năm 1954, trong thời kỳ thảm sát đẫm máu nhất của công cuộc Cải cách Ruộng đất và bắt đầu cuộc ly hương của những người dân miền Bắc vào Nam theo ký kết hiệp ước giữa hai miền.
Hình 14: Bức hình Hồ Tập Chương vào năm 1957, trong thời kỳ chuẩn bị ráo riết những cuộc vận chuyển vũ khí do Liên Xô và Trung cộng cung cấp bằng những con tàu "không số" do Trung cộng chế biến, và bằng những đường rừng núi của "Đường mòn Hồ Chí Minh" để tiến hành cuộc xâm lược miền Nam Việt Nam lâu dài qua chiêu bài "thống nhất đất nước." Có lẽ, Hồ Tập Chương chỉ được huấn luyện để làm cách mạng Cộng sản hơn là có sự hiểu biết về làm cách nào phát triển đất nước, nên con đường phải đi là quyết chiếm cho bằng được miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Phân chia Genève 1954 để khỏa lấp nền kinh tế đang suy bại khủng khiếp sau công cuộc Cải cách Ruộng đất.
Hình 15
Hình 15: (Ghi chú trong bức hình: "Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm viện "Cải lão hoàn đồng" ở Rumani, tháng 8/1957"). Đây là bằng chứng cho thấy Hồ Tập Chương thường đi ngoại quốc để sửa chữa da mặt, tiêm thuốc căng da.
Hình 16 Hình 17
Hình 16 và 17: Trong cuộc phỏng vấn của một nữ phóng viên Pháp với Hồ Chí Minh vào tháng 6/1964, hai hình ành 16 và 17 có nét rất nhiều của một Hồ Tập Chương, đặc biệt là vành tai trái nhọn và vết cắt bên vành tai phải trên cao --mà lúc trước mật vụ Pháp có thể lầm tưởng giữa giữa Hồ Tập Chương và Nguyễn Ái Quốc vì lúc bắt Nguyễn Ái Quốc lại có giấy tờ của Hồ Tập Chương trong phòng-- mặc dù gương mặt bấy giờ dường như được tiêm thêm thuốc căng da làm cho no đầy hơn.
Hình 18 Hình 19 Hình 20
Hình 18: Bức hình tuyên truyền lãnh tụ Hồ Chí Minh vào khoảng tháng 9/1963 được tô vẽ thêm từ tóc, chân mày, râu, màu sắc v.v. để trở thành một nhãn hiệu cầu chứng cho đảng Cộng sản Việt Nam. (theo vi.wikipedia, là do nhiếp ảnh gia Lục Văn Tuấn (陸文駿) của "Quảng Đông họa báo")
Hình 19: Bức hình Hồ Tập Chương vào năm 1966
Hình 20: Bức hình Hồ Tập Chương trong sân sau biệt thự Bắc Bộ Phủ vào năm 1969
II. Về bút tích:
Điều trước tiên phải nhắc đến là lá thư xin được học trường Pháp vào năm 1911 của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian theo con tàu buôn Amiral Latouche-Tréville của Pháp làm việc lặt vặt trên đó để được ra nước ngoài.
Hình 01
Hình 01: Cho thấy nét chữ rất cứng và đều đặn, cũng như những chữ nét chữ hoa đầu câu chứng tỏ là một người tài hoa --mặc dù vẫn bị lỗi đôi chút về ngữ Pháp và văn phạm. Vấn đề đặt ra là đó có phải là nét chữ thực sự của Nguyễn Ái Quốc hay anh ta nhờ một ai đó có trình độ hơn trên tàu, viết dùm lá thư? Vì nên nhớ rằng, Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc sau nầy) trải qua không nhiều thời gian để làm quen, nắn nót những mẫu tự La-tinh mà từ lúc bắt đầu đi học là tiếng Hán từ năm 9 tuổi đến 14 tuổi dù chỉ là trong giai đoạn sơ cấp dù có được kèm thêm một ít tiếng Pháp trong những năm về sau trước khi chính thức được xin vào trường Quốc tự Giám, Huế, nhờ danh vị đỗ đạt của người cha, Nguyễn Sinh Sắc, nhưng Nguyễn Tất Thành chưa hẳn là một học sinh thực thụ vì chưa đủ trình độ Pháp ngữ.
Điều đáng chú ý nữa là chữ "Nguyễn" lại viết là "Nguyển" và chữ "quốc ngữ" viết là "quấc ngử"
Hình 02
Hình 02: Đây là bút tích của một thành viên Nguyễn Ái Quốc khác trong nhóm 5 người. Có người cho rằng, có thể là bút tích của Nguyễn An Ninh, người anh đỡ đầu của Nguyễn Tất Thành khi vừa đặt chân lên đất Pháp, cũng là người bị Cộng sản sát hại khi trở về Việt Nam sau nầy. Nhưng xét ra, trong nhóm chỉ có 2 người chưa làm quen nhiều với mẫu tự La-tinh là cụ Phan Chu Trinh và Nguyễn Tất Thành. Trong lối hành văn xưa, kiến thức về tình hình chính trị, và chữ "Nguyễn Ái Quấc" có thể là bút tích của cụ Phan nhiều hơn (ngày xưa chữ "quấc" dùng cho chữ "quốc" như chữ "quấc hồn" trong bài trên. Mặc dù nét chữ rất yếu, nhưng không sai chính tả của tiếng Việt.
Hình 03 Hình 04 Hình 01b
Hình 03: Bức thư ngắn vốn được gởi cho một người bạn nào đó trong nước Pháp - ám chỉ bằng chữ "đồng bào" - nhằm cảm ơn cho việc nhận được bộ sách Tây Du Ký vào năm 1922, chưa hẳn có khả năng là bút tích của Nguyễn Tất Thành vì chữ ký rất khác và có vẻ được dùng thường xuyên qua nét cong tự nhiên.
Hình 04: Có nhiều khả năng chính là bút tích của Nguyễn Tất Thành vào năm 1923 dưới bí danh là Nguyễn Ái Quốc, gởi thư đi để thanh toàn tiền ai đó đặt mua báo "Người cùng Khổ" ("Le Paria") mà anh ta đang hoạt động trong ban biên tập. Điều đáng chú ý là mẫu tự "d" (như trong chữ "du" tiếng Pháp) được viết theo kiểu Tây phương hơn là cách viết bình thường mà trong bức thư xin đi học không có dùng, và cách viết chữ hoa cũng khác biệt.
Hình 05 Hình 06
Hình 05: Bức thư kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh vào năm 1946, cho thấy cách viết rất khác biệt cũng như cách dùng chữ Việt rất lạ như chữ "gi" hoặc "d" viết là "z" (thí dụ: "giờ" viết là "zờ"; "dân" viết là "zân"), chữ "ph" viết là "f" (thí dụ: "phải" viết là "fải") và đây đó có khá nhiều lỗi chính tả của tiếng Việt như thể là do một người không thuần túy là gốc Việt. Từ đó có thể hiểu, chính là bút tích của Hồ Tập Chương, một người quen dùng Hán tự, cũng như cách cầm bút khác biệt hơn khi dùng mẫu tự La-tinh nên nét viết yếu hơn nhiều như trường hợp của cụ Phan.
Hình 06: Bức thư ngắn nầy lại có nét viết cứng hơn nhiều, khác xa hình 05, vào năm 1948. Chữ ký cũng khác dù chỉ cách khoảng 2 năm. Mặc dù vẫn dùng cách viết lạ của hình 05 ("gi" viết là "z," v.v.), một vài nét khác biệt rõ hơn (như mẫu tự "v). Điều đáng chú ý là nét cuối của mẫu tự thường được kéo dài lên cao (như mẫu tự "n," "m" v.v.) mà trong hình 05 không có. Cho thấy là không phải cùng một người viết ra.
Hình 07 Hình 08
Hình 07: Bút tích nầy được cho là của Hồ Chí Minh ghi lại cảm tưởng trong sổ vàng ở điện Kremli trong chuyến thăm Liên Xô vào năm 1955. Cho thấy có nhiều nét gần gũi với hình 05 và 08 hơn là hình 06. Không có những nét cuối đẩy lên cao. Trong phong cách là chủ tịch một nước ghi lại trong sổ vàng nước ngoài thì không bao giờ có chuyện cố tình viết dối (như trường hợp trong hình 05 hoặc 08) để bào chữa cho nét chữ yếu kém, thiếu đều đặn của mình. Điều nầy càng chứng tỏ rằng vì người viết không thuần là người Việt vốn quen sử dụng chữ Việt Nam. Có nghĩa là Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương.
Hình 08: Bức thư nầy vào năm 1964 là một chứng minh khác về thân thế Hồ Chí Minh khi nó được viết để cảm ơn kiều bào Lê Đình Cao trước khi trở về miền Bắc đã gởi đi 92 chiếc xe đạp để biếu nhà cầm quyền, cũng như chi phí để xây ngôi trường 4 lớp học.
Hình 09 Hình 10
Hình 09: Bút tích bằng Hán tự của Hồ Chí Minh có vẻ điêu luyện nhiều hơn so với bút tích Việt ngữ
Hình 10: Ngay cả khi đọc sách, Hồ Chí Minh cũng dùng Hán tự để ghi chú. Điều nầy có thể hiểu qua cách cầm bút "trên cao" để dễ dàng vẽ nét Hán tự hơn là dùng để gò nét viết tiếng Việt.
C. Về câu hát Trung Quốc:
Trong khoảng thời gian trở bệnh của Hồ Chí Minh vào năm 1969, một phần nào do ảnh hưởng của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 bị thiệt hại nhiều về quân số và vũ khí nhưng hoàn toàn thất bại nặng nề, sau nhiều lần qua Trung cộng để chạy chữa vẫn không bình phục. Phái đoàn Bác sĩ của Trung cộng được cử qua Hà Nội để giúp đỡ, nhưng đến sáng ngày 2/9/1969, Hồ Chí Minh trút hơi thở cuối cùng.
Theo bài viết "Ba lần Bác cười Trước lúc Đi xa" được đăng trên trang mạng qdnd.vn của nhà nước vào ngày 25/01/2010, do Nguyễn Hòa dịch lại từ bài viết của Vương Tinh Minh, là y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, thành viên Tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác Hồ, vào tháng 8/1969, trong đó có đoạn:
"Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo."
Tại sao Hồ Chí Minh là người Việt Nam lại muốn nghe "một câu hát Trung Quốc"? Điều nầy càng chứng tỏ rằng Hồ Chí Minh thực chất hoàn toàn không phải là người có gốc Việt dù đã ở miền Bắc Việt Nam hoạt động rất lâu. Chỉ được giải thích một cách thỏa đáng trừ khi Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương.
Trong khi đó, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, một lần nữa, ra sức tuyên truyền, thêu dệt thêm câu chuyện tưởng tượng để gây xúc động những người dễ tin, những người từng được nhồi sọ về tư tưởng tôn sùng tuyệt đối nhằm khỏa lấp tất cả sự thật trước mắt, hiển hiện trước họ. Một thí dụ điển hình là bài viết "Tình yêu Bác Hồ dành cho những Khúc dân Ca" trên trang mạng lamdong.gov của Phạm Huỳnh Hoa (tự xưng là người sưu tầm, nhưng không biết ai là tác giả) kể lại một câu chuyện "xạo," không đúng như Vương Tinh Minh thuật lại. Và đồng hợp ca tuyên truyền "xạo" thêm là bài hát "Lời Bác dặn Trước lúc Đi xa" của Trần Hoàn bắt đầu bằng câu: "Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi. Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế" nhưng không có ai quanh đó, nên "Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ" mãi đến lần thứ ba "Ôi may sao, bỗng có em gái nhỏ, bước vào gần Bác." Chính bài hát nầy dựa trên là nội dung tuyên truyền "xạo" của bài viết nói trên trong mục đích tiếp tục đánh lừa công chúng Việt Nam cho đến nay.
Cũng như ngày Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) mất cũng từng được nhà cầm quyền Cộng sản miền Bắc lúc bấy giờ tuyên bố trước thế giới là ngày 3/09/1969 thay vì là ngày 2/09. Một thí dụ điển hình là trên trang mạng biography.com trong phần "Ho Chi-Minh" vẫn còn bị lầm lẫn khi ghi nhận ngày mất của ông ta là 3/09/1969: "He declared Vietnam’s independence in 1945 and became the first president of the republic in 1954. He died on September 3, 1969, in Hanoi, Vietnam." [Ông ta tuyên bố nền độc lập của Việt Nam vào năm 1945 và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nền Cộng hòa vào năm 1954. Ông ta mất vào ngày 3 tháng Chín năm 1969, ở Hà Nội, Việt Nam.]
Và nơi trang 171, về "Di chúc" của Hồ Chí Minh có đoạn: "... phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác..." Có phải chăng câu "các vị cách mạng đàn anh khác" là ẩn ý của Hồ Tập Chương muốn trở về cùng với mẫu quốc, Chủ tịch Mao, của ông ta? Mà đáng lý ra, một Hồ Chí Minh gốc Việt sẽ không nghĩ như thế, vì ông ta dù sao cũng không thể nào không biết đến tổ tiên, dòng họ của mình, là điều tối thiểu, hoặc dòng giống Việt Nam. Dù mang nặng tinh thần Cộng sản Quốc tế đến như thế nào, Hồ Tập Chương vẫn yêu mến dân tộc của riêng mình hơn. Đó là điều hiển nhiên mà một Hồ Chí Minh, hay bất kỳ nhân vật Cộng sản nào cũng thừa biết rằng không ai không yêu dân tộc mình hơn bằng chính giống nòi mình. Vì đó là cứu cánh của cuộc sống mình mà trong đó chứa đầy những thâm tình, thân thuộc.
D. Thay lời kết:
Người ta thường nghĩ rằng chỉ có người ngoại tộc mới ra tay tàn ác với người bản xứ. Điều nầy quả không sai. Và càng đúng hơn khi ý niệm đó được thúc đẩy mạnh bạo hơn bởi chủ thuyết Cộng sản: phân biệt giai cấp. Và mục đích phân biệt giai cấp là nhằm tiêu diệt hoàn toàn giai cấp có kiến thức nhưng bất phục Cộng sản. Mặc dù những người Cộng sản luôn hô hào thế giới đại đồng vô sản, vô giai cấp, nhưng ngược lại, họ luôn luôn gây sự phân biệt giai cấp tiềm tàn trong mọi lãnh vực nhằm mục đích thao túng quyền lực độc tài nắm giữ được tất cả mọi người.
Điều nầy được chứng minh qua nhân vật Hồ Chí Minh, một Hồ Tập Chương luôn đặt vấn đề dân tộc của riêng mình trên hết nên ông ta dấn thân mình thực hiện cho bằng được mục đích lợi ích lâu dài cho riêng dân tộc mình là Trung Quốc, mặc dù ông ta là người Đài Loan nhưng vẫn hướng lòng về một Trung Quốc Cộng sản hơn. Ông ta không những thảm sát không nương tay những người đồng chí thân thiết của Hồ Chủ tịch trong công cuộc Cải cách Ruộng đất, kéo dài chiến tranh Bắc-Nam Việt Nam mà không cần thương tiếc sinh linh. Tất cả không ngoài mục đích cuối cùng là dâng lên mẫu quốc một nước An Nam thuần phục và cũng là một nước có nhiều đại thù trong lịch sử với Trung quốc.
Hồ Tập Chương đã thực sự thành công trọn vẹn vai trò được giao phó bởi Trung cộng. Ông ta đáng là một vị anh hùng, chỉ đứng sau họ Mao, trong phần ghi công vinh danh. Và có lẽ, đã đến lúc Trung cộng cần phải tuyên bố công trạng của Hồ Chí Minh và cũng không nhất thiết trả về sự thật của lịch sử. Vì lịch sử có được chính là do mỗi người dân đương thời góp phần tạo nên trong cuộc sống hàng ngày dù là vô tình hay hữu ý. Những kẻ hèn nhát không dám nhìn sâu vào gương lịch sử là những kẻ luôn chối biến vai trò của mình để đùn lại cho kẻ khác, luôn luôn nói rằng: "Hãy để cho lịch sử phán xét. Việc nầy chẳng dính dáng đến tôi." Đây chính là một thái độ của kẻ "thất phu" dù là người có văn hóa cao. Vì theo như câu nói đó, vậy cái gì là lịch sử? Lịch sử dân tộc được tạo nên từ hòn đá, cây cỏ? Và hôm nay, người đang sống trong xã hội, sẽ không trở thành lịch sử? Lịch sử là một cái gì quái dị, cấm kỵ trong chế độ Cộng sản đến nỗi người đương thời nghe nói đến là phải chối bỏ ngay mình đang là một thành phần cũng tạo nên nó? Nói như trên, có nghĩa là tổ tiên của anh ta không có mặt trong lịch sử, và hôm nay anh ta cũng muốn biến mất luôn khỏi nó sau nầy!
Cũng như nơi trang 181, tác giả ghi lại lời nói của một du học sinh Việt Nam có trình độ đại học ở Đài Loan khi được hỏi cảm nghĩ thế nào về tin tức Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương: "... Còn chuyện Hồ Chí Minh là người Trung Quốc hay Đài Loan hãy để cho lịch sử phán xét. Đối với tuổi trẻ chúng tôi việc nầy không phải là quan trọng. Mong muốn của chúng tôi là đất nước phát triển, tiền đồ tươi sáng trong tương lai." Anh chàng đó chỉ thấy cái "tiền đồ" mà không nghĩ rằng cài "tiền đồ" tự nó cũng sẽ trở thành "lịch sử." Anh ta không dám nhìn nhận lịch sử giống như một người xây nhà không dám nện mạnh cho nền đất cứng hơn vì e ngại khoảnh đất đó sẽ bị lún xuống. Nhưng sau khi xây dựng căn nhà trên nền đất "mềm" đó, anh ta có bảo đảm được cái "tiền đồ" tươi sáng nào đó không? Hay bất chợt, nó sẽ chôn vùi chính anh ta trong lúc còn "mê ngủ" theo cái "tiền đồ" hắc ám đó. Hay nên nói thẳng hơn là anh ta cố gắng học để mong chiếm lấy một địa vị nào đó trong xã hội vì cái "tiền đồ tươi sáng của chính mình" hơn là mượn câu nói thuộc lòng là "xây dựng đất nước" mà chẳng cần biết nền móng vững chắc hay không. Anh ta chính là một kẻ thời cơ mà thời đại nào cũng không thiếu!
Cuối cùng, xin mượn câu viết của tác giả Hồ Tuấn Hùng để đúc kết: "Bỏ đi những phán xét của công chúng về ảnh hưởng của Hồ Chí Minh với nhân dân Việt Nam mới chính là cố chấp, làm tổn hại đến danh dự dân tộc và sự tôn nghiêm của ông ta."