Việt Nam: Đất nước công an trị, cứ sáu có một làm việc cho lực lượng an ninh
Palash Ghosh - IB Times - Nguyễn Thanh Thủy (Defend the Defenders) dịch - Việt Nam là một trong năm quốc gia cộng sản còn lại trên thế giới, duy trì an ninh rất nghiêm ngặt. Nghiêm ngặt đến nỗi trong thực tế ước tính rằng trong sáu người lao động của đất nước thuộc vùng Đông Nam Á này thì có một người làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian trong mạng lưới an ninh quốc gia.
Theo một bài báo của BBC, bộ máy an ninh nhà nước do Cộng sản kiểm soát của Việt Nam bao gồm không chỉ các lực lượng cảnh sát và quân đội chính quy, mà còn cả bán quân sự, lực lượng dân quân ở nông thôn và “cảnh vệ khu vực”. Tất cả những thành phần khác nhau này trực thuộc cả Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Giáo sư Carl Thayer của Học viện lực lượng quốc phòng Úc ước tính rằng có ít nhất 6,7 triệu người Việt làm việc cho các cơ quan an ninh, khoảng một phần sáu của 43 triệu người lao động. Để dễ dàng so sánh, công ty lớn nhất của Việt Nam, công ty sản xuất dầu khí PetroVietnam do nhà nước quản lý tự hào có một lực lượng lao động khoảng 50.000 người. Theo Cơ quan Xúc tiến Thương mại Việt Nam, ngành công nghiệp lớn nhất của đất nước, ngành dệt may sử dụng khoảng 2 triệu lao động, chiếm khoảng ¼ tổng số lao động công nghiệp. Nhưng đó vẫn còn ít hơn một phần ba tổng số lực lượng lao động làm cho ngành an ninh của nhà nước.
Không ngạc nhiên, Việt Nam có thành tích kinh khủng về tôn trọng quyền con người. Human Rights Watch đã tuyên bố rằng chính quyền Hà Nội "có hệ thống đàn áp tự do ngôn luận, lập hội và hội họp một cách ôn hòa, và bắt bớ những người chất vấn chính sách của chính phủ, vạch trần tham nhũng hoặc kêu gọi dân chủ thay cho sự cai trị độc đảng."
An ninh và cảnh sát thường xuyên quấy rối và đe dọa các nhà hoạt động cũng như các thành viên gia đình của họ. Các vụ bắt giữ tùy tiện, tạm giam vô thời hạn, kiểm duyệt, án tù dài hạn cũng như tra tấn rất là phổ biến. Theo các bộ luật hình sự hà khắc của đất nước, người dân có thể bị bắt vì tội mơ hồ như “tuyên truyền”, “lật đổ chính quyền nhân dân”, “phá hoại sự thống nhất của nhà nước” hoặc “lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước hoặc công dân”.
Năm ngoái, bộ máy công an và an ninh đã dùng sức mạnh của họ dẹp tan các vụ liên quan đất đai của các chủ đất, nông dân, dân làng, những người bị mất đất hoặc bởi chính phủ hoặc công ty tư nhân lấy lý do cho phát triển. Các blog và các trang web bị coi là “lật đổ” đã bị đóng cửa và những người điều hành đã bị bắt giữ.
Biên tập viên của New America Media , người Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, người đã viết cuốn sách “Giấc mơ hương: Suy tư về cộng đồng người Việt hải ngoại”, mô tả một cách chân thật Việt Nam như một “đất nước công an trị”. Nhưng Lâm lưu ý rằng cuộc cách mạng điện thoại di động tạo ra một mối đe dọa mới cho các quy định cứng rắn của Hà Nội. “Việt Nam đang tiêu thụ các thiết bị di động với tốc độ vượt quá dân số của đất nước”, ông viết. “Một dấu hiệu của sự giàu có ngày càng gia tăng của quốc gia Cộng sản này cũng đang phá hoại sự độc quyền của nhà nước về thông tin.”
Thật vậy, với điện thoại di động với giá ít nhất là $20, vào năm 2012, đã có 145 chiếc điện thoại di động cho tổng số 100 người Việt Nam- có nghĩa là có hơn 130 triệu thiết bị như vậy trên cả nước. Các thiết bị truyền thông không đắt tiền này được sở hữu bởi cả trẻ em và người dân nông thôn nghèo nhất. Truy cập Internet cũng gia tăng ở Việt Nam. “Đối với chính phủ tại Hà Nội, họ vẫn duy trì một bức tường lửa mạnh mẽ tương tự như ở Bắc Kinh, đó là một xu hướng đáng lo ngại”, Lâm nói.
Lê Quốc Quân, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, nói với Associated Press năm ngoái rằng sự tăng trưởng của Internet đang “đe dọa” chính phủ Việt Nam. “Ngày nay, người dân có thể thực sự được đọc tin tức. Có một khát vọng dân chủ ở đất nước của chúng tôi” ông nói. (Quân đã bị bắt ngay sau khi nói chuyện với AP).
Việt Nam không phải là không giống như các nước đồng minh vẫn theo chủ nghĩa Mác, Trung Quốc, Lào, Cuba và Bắc Triều Tiên. Thật ra, so với Bắc Triều Tiên, Việt Nam là một nước tương đối hiền hơn. Theo ước tính, gần 9,5 triệu người Bắc Triều Tiên làm việc cho cả các hoạt động của quân đội nhà nước, các lực lượng dự bị hoặc bán quân sự – tương đương với gần 40 phần trăm dân số . Thật vậy , đất nước nhỏ bé nghèo khổ bị cô lập này có một trong những đội quân thường trực lớn nhất thế giới.
* Nguồn: IB Times - See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/08/30/viet-nam-dat-nuoc-cong-tri-cu-sau-co-mot-lam-viec-cho-luc-luong-ninh/#sthash.KssH62kW.dpuf