Bài Mới

baimoi
qc

Tôi không chết đâu (1975)

< A >
Ghi chú: Sau đây là một phần trích trong truyện ngắn "Tôi không chết đâu" trong tuyển tập truyện ngắn "Lửa cháy trong mưa", do Cao-Đắc Tuấn viết và Hellgate Press, Oregon, U.S.A. xuất bản. Văn bản có bản quyền tác giả. Tác giả có sự chấp thuận của nhà xuất bản cho gởi đăng đoạn trích này trên trang mạng Dân Làm Báo (danlambao). Phiên bản tiếng Việt được dịch từ nguyên tác tiếng Anh, "Fire in the Rain" và có thêm phần chú thích về chính tả (thí dụ như xụp đổ/ sụp đổdòng/ giònglập lại/ lặp lại) và đường lối dịch của người dịch và cũng là tác giả.

*
Cao-Đắc Tuấn
Cần Thơ, ngày 30 tháng 4, năm 1975

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, bốn mươi hai tuổi, ngồi lặng lẽ phía sau bàn làm việc trong văn phòng ông, mắt ông dán vào tường. Bản thông báo truyền thanh ngắn gọn của Tổng thống Dương Văn Minh vang lên trong óc ông: 

"Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn."

Trước đó, vào 10:24 sáng, ông đã nghe thông báo của Minh qua đài phát thanh kêu gọi tất cả các bên ngừng chiến để chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực cho Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, hoặc Việt Cộng (VC). Ông đã tan nát sau cái thông báo buổi sáng đó. Mặc dù không phải là một ngạc nhiên, cái thực tế về sự xụp đổ miền Nam Việt Nam bắt đầu thấm. Bây giờ, bốn giờ sau đó, lệnh đầu hàng vô điều kiện của Minh đã đẩy cảm giác đó tới điểm thấp nhất. 

Thế là hết rồi. 

Trước tin phát thanh sáng của Minh, ông đã dự đoán điều gì sẽ xảy ra. Nhưng ông cũng không đến nỗi đau khổ khủng khiếp. Thật ra, ông lại còn nhiệt tình. Ông và chỉ huy cấp trên ông, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Khu (QK) IV, đã thảo ra một kế hoạch phản công chống lại quân cộng sản. Mã hóa Nối Tay, kế hoạch bí mật sẽ cung cấp cho một cuộc tái chuyển quân quy củ cho tất cả các đơn vị chiến đấu dưới sự chỉ huy của họ vào rừng và vùng đồng bằng trong QK IV. Từ đó, họ sẽ thiết lập một trung tâm chỉ huy để tổ chức lại quân đội và chiến đấu chống lại cộng quân. Với ít nhất mười ngàn lính, họ sẽ có thể duy trì một cuộc nổi dậy kéo dài và dần dần xây dựng sức mạnh. Kế hoạch này đã được vẽ với bản đồ chi tiết và các tuyến đường rút lui, và nhân viên giao trách nhiệm cho vận chuyển đạn dược và vật liệu. Tất cả chỉ huy ở cấp đại đội trưởng đã được thông báo về kế hoạch. Họ chỉ cần nhận được những chỉ thị chi tiết cuối cùng về vị trí và các tuyến đường rút lui. 

Kế hoạch sẽ là một thành công hoàn hảo nếu viên Đại Tá có trách nhiệm phối hợp tất cả các đơn vị đã thực hiện nhiệm vụ của mình. Vào phút chót, Hưng khám phá ra viên Đại tá đã rời bỏ đơn vị với gia đình vội vàng chạy trốn khỏi miền Nam Việt Nam với các sĩ quan khác. Một đại úy giao cho nhiệm vụ này cũng đã bỏ đi. 

Kế hoạch bị tiêu tan. Các chỉ huy trưởng không nhận được chỉ thị và bản đồ. Viên đại tá mang theo nguyên bộ kế hoạch hậu cần. Không nhận được lệnh, các chỉ huy trưởng nhầm lẫn, tưởng là kế hoạch đã bị hủy bỏ. Thông tin qua đài phát thanh của Minh ra lệnh ngừng bắn càng làm vấn đề thêm rắc rối. Cho tới khi ông liên lạc các chỉ huy trưởng, họ đã cho binh sĩ về. 

Nam và ông nổi điên lên sau khi phát hiện sự thất bại kế hoạch. Họ an ủi nhau và hy vọng một phép lạ sẽ cứu miền Nam Việt Nam. Hy vọng đó đã bị tan vỡ bởi bản thông tin phát thanh ngừng bắn của Minh. Và bây giờ, không còn gì cho Nam Việt Nam sau lệnh đầu hàng vô điều kiện của Minh. 

Rõ ràng là bây giờ ông chỉ còn một lựa chọn. 

Mấy ngày trước đó, viên liên lạc Mỹ của họ kêu gọi Nam và ông di tản với người Mỹ và các sĩ quan Nam Việt Nam qua sông Cửu Long ra biển, nhưng Nam và ông đã thẳng thừng từ chối. 

"Chúng tôi không thể bỏ rơi lính chúng tôi," ông nói với viên liên lạc. "Chúng tôi là tướng chỉ huy họ. Chúng tôi sẽ ở lại và chiến đấu cùng với họ cho đến khi chết." 

Sau nhiều lời kêu gọi lập đi lập lại, người liên lạc Mỹ phải bỏ và miễn cưỡng rời mà không có họ. 

Bây giờ, chiến sĩ ông đã bỏ vũ khí theo lệnh người chỉ huy tối cao, Tổng thống và Tướng Minh. Nam và ông không còn lính chiến đấu. 

Thật ra, vẫn không quá muộn để rời khỏi miền Nam Việt Nam. QK IV vẫn yên tĩnh và không bị ảnh hưởng bởi sự xụp đổ của QK I, II và III và Sài Gòn. Mức độ VC rất thấp và lính BV không thâm nhập vào vùng. Tuy nhiên, rời khỏi miền Nam Việt Nam chưa bao giờ là một lựa chọn cho ông. 

Ông nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đã tối. Buổi tối đã rơi xuống Cần Thơ. Một ngày phẳng lặng đáng kể sau sự xụp đổ chính thức của Sài Gòn. 

Ông nuốt ực. Sao mà chuyện lại có thể đến nông nỗi này? Làm sao mà QK I, II, và III xụp đổ trong vòng vài tuần, gần như không có một cuộc giao tranh, ngoại trừ trận kiêu hùng Xuân Lộc? 

Ông nghĩ ngày ông tại An Lộc vào năm 1972, trận dữ dội nhất trong binh nghiệp ông. Trong gần hai tháng, dưới đạn pháo kích liên tục của đối phương, thị trấn nhỏ An Lộc đã đẩy lui cuộc tấn công lớn của quân BV. Trong cuộc bao vây, có nhiều lần tuyệt vọng ông nghĩ mạng ông chấm dứt, nhưng không bao giờ ông nghĩ đến chuyện rời bỏ lính ông hoặc đầu hàng kẻ thù. Ở trong quân đội hai mươi năm, bây giờ là tư lệnh phó toàn bộ QK IV, bao gồm cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, đời ông đã liên tục dành cho chiến đấu chống cộng. Làm sao ông có thể rời bỏ lính ông? Làm sao ông có thể đầu hàng kẻ thù vô điều kiện? Tuy nhiên, là một chỉ huy quân sự, ông biết quy luật nghiêm ngặt trong quân đội: theo lệnh người chỉ huy cấp trên. Tổng thống Dương Văn Minh là người chỉ huy tối cao quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị chiến đấu đầu hàng. 

Chẳng qua chỉ vì lệnh di tản chiến thuật ngu ngốc của Thiệu. Vị cựu Tổng thống miền Nam Việt Nam tuyên bố từ chức trên truyền hình vào ngày 21 tháng 4 với lời hứa ở lại chiến đấu như một người lính, chỉ để chạy trốn khỏi đất nước một vài ngày sau bài diễn văn từ chức của ông. Đáng thương thay cho Thiệu. Ông ta khóc như một đứa bé trên truyền hình, thừa nhận rằng ông đã bị Mỹ lừa. 

Ông mỉm cười khinh bỉ khi nghĩ đến người Mỹ. Họ không thể tin cậy được. Bất kể Nixon và Kissinger có tô điểm bao nhiêu những thành tựu của họ với Hiệp định Hòa bình Paris, Mỹ là thủ phạm chính cho sự xụp đổ miền Nam Việt Nam. Hòa bình trong danh dự. Thật là một trò cười! Đơn phương rút quân trong một cuộc chiến là một hành động thừa nhận thua trận, không phải là hòa bình. Bỏ rơi đồng minh ngay trong cuộc chiến là một ô nhục, không phải là danh dự. Để đồng minh chiến đấu với đạn dược và vật liệu suy giảm chống lại kẻ thù có viện trợ leo thang từ hai siêu cường quân sự là một hành động độc ác. Tuy nhiên, Mỹ đã không bao giờ đối xử miền Nam Việt Nam là đồng minh họ. Tướng Mỹ luôn luôn coi quân đội miền Nam Việt Nam như là một phần thêm của lực lượng họ, và phải phụ thuộc vào họ. Đối với họ, những người bé nhỏ không biết chiến đấu. Tệ hơn nữa, nhiều sĩ quan Mỹ tin rằng quân Nam Việt Nam không có tinh thần chiến đấu. Người Mỹ biết gì về các vấn đề hậu cần của di chuyển quân, cái nhược điểm của một vành đai phòng thủ quá mở rộng, vấn đề khó khăn bảo vệ thường dân khỏi các cuộc tấn công của đối phương, và những lo lắng về gia đình riêng của họ? Người Mỹ chỉ tin người Mỹ. Quốc hội Mỹ lắng nghe Tướng họ trong khi bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông đầy mánh khoé, xâm nhập bởi đám phản chiến hèn nhát, và sợ hãi thành viên bầu cử ngu dốt và thông tin sai lạc. Họ chẳng thèm lo gì cho đồng minh Nam Việt Nam của họ. 

Nhưng vào lúc này, mọi chuyện đã trở thành không cần thiết nữa. 

Ông nhìn đăm đăm vào những chữ Danh Dự - Tổ quốc - Trách Nhiệm dưới con đại bàng đang nắm hai thanh kiếm trong móng vuốt trên biểu ngữ phục vụ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, treo trên tường. Những chữ đó đã ăn sâu trong tâm trí ông quá lâu đến nỗi những chữ ấy đã trở thành một phần cuộc sống ông. Ông đã tuyên bố sẽ thực hiện theo các chữ đó từ ngày ông bước vào cuộc sống quân ngũ. Nhưng bây giờ, ông không thể giữ cả ba. Tổ quốc ông đã bị mất cho kẻ thù. Trách nhiệm ông đã bị tước và lấy đi theo lệnh đầu hàng vô điều kiện của Minh. Ông bây giờ chỉ còn có danh dự. 

Danh Dự. Cái danh dự thật sự. 

Nhiều người không hiểu rõ ý nghĩa của từ này. Một số thậm chí gọi hành động một người giữ danh dự là hành động ngu xuẩn. Những người khác lạm dụng nó. Như hòa bình với danh dự của Nixon. 

Một tiếng gõ cửa gián đoạn ý nghĩ ông. 

"Vào đi," ông nói. 

Hoàng, vợ ông, bước vào. 

"Mọi chuyện ra sao rồi, anh?" cô hỏi. 

Ông dừng lại và tự hỏi ông có nên nói với cô những gì đã xảy ra. Đâu có lợi gì? Nhưng cô là vợ ông và cô cần biết. Hơn nữa, có một sự thay đổi trong kế hoạch của ông với cô và các con. Ông phải nói với cô. Ông phải thuyết phục cô. 

Với sự bình tĩnh tự chủ, ông bắt đầu nói với cô về kế hoạch không thành công và tình hình hiện tại. Cô lắng nghe chăm chú, như mọi khi. Khi ông nói xong, Hoàng ứa nước mắt nhìn ông. Họ đã nói về dự tính họ, các chuyện bất ngờ, và việc chết cùng với các con họ. Để giữ danh dự. 

Ông hít một hơi dài, và mắt ông sáng lên. "Em phải sống để chăm sóc các con." 

"Tại sao?" cô hỏi, ngạc nhiên. "Sao anh đổi ý?" 

Ông thở dài chịu đựng. "Con mình vô tội. Anh không thể để tụi nó chết." 

Cô bật khóc. "Anh biết mình không thể để các con mình sống dưới cộng sản. Như vậy giống như tụi nó bị tra tấn. Hãy để mấy đứa chết với em một cách thanh bình, trong giấc ngủ. Các con và em sẽ chết cùng với nhau." 

"Không," ông nói, giọng rắn rỏi. "Cha mẹ không thể giết chết con cái. Anh van xin em. Chịu nhục để sống. Ở lại trong cương vị anh và dậy dỗ chúng nên người. Coi chừng sự giàu có, vinh quang và danh vọng. Đó là những điều có thể làm mờ lương tâm con người. Hãy nhớ rằng, quê hương chúng ta là quan trọng nhất. Ráng hạ mình và chịu đựng sự nhục nhã để nuôi dạy các con chúng ta và ghi sâu trong các con ý chí khôi phục lại danh dự cho quê hương chúng ta." 

Cô nức nở. "Nếu anh không muốn các con chết, sao anh không chạy trốn như những người khác?" 

Ông quắc mắt lên với cô. "Em là vợ anh. Sao em có thể hỏi anh một câu hỏi như vậy?" 

Cô run rẩy. "Tha thứ cho em. Đó là vì em yêu anh rất nhiều." 

Ông nhìn cô đăm đăm. Trong khoảnh khắc, cảm xúc khống chế ông. 

"Nghe này," ông nói. "Những người khác có thể chạy trốn, nhưng anh không thể được. Anh phục vụ với hàng ngàn binh sĩ, sống với họ qua những giây phút sống chết. Làm sao anh có thể bỏ rơi họ? Anh sẽ không đầu hàng. Bọn Việt cộng đang đến. Anh biết khi anh đối diện chúng, anh sẽ không tự chủ và sẽ bắn chúng. Nhưng chuyện đó sẽ gây ra đổ máu và dân và lính sẽ càng chết nhiều hơn." 

"Em biết, nhưng em nên làm gì?" 

Ông xiết chặt tay cô. "Mình hiểu rõ nhau. Anh biết em có thể chất mảnh mai nhưng ý chí em như sắt đá. Chịu đựng mọi sỉ nhục. Cải trang, thay đổi chính mình. Anh tin ở em. Vì anh, vì các con chúng ta, vì quê hương chúng ta. Em có thể làm chuyện đó. Xin nghe lời anh. Anh van em. Anh van em." 

Nước mắt rơi xuống trên mặt cô. "Vâng, em sẽ làm chuyện đó." 

"Hứa với anh. Hứa với anh." 

"Vâng, em hứa." 

Ông mỉm cười. 

8:45 tối, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, 42 tuổi, người hùng An Lộc, tự bắn mình trong phòng khóa sau khi nói lời từ biệt với gia đình và các sĩ quan ông, để lại vợ và hai con, lứa tuổi năm và hai. 

Chưa đầy một ngày sau đó, cấp trên ông, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, 47 tuổi, tự bắn vào lúc 7:30 sáng, ngày 1 tháng 5 năm 1975. 

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng và Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không phải là hai sĩ quan duy nhất đã tự tử. 

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 và 1 tháng 5 năm 1975, một số sĩ quan quân sự và cảnh sát quốc gia của nước Việt Nam Cộng Hòa thà chết còn hơn nhìn thấy lá cờ cộng sản bay trên miền Nam Việt Nam. Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, 41 tuổi, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 bộ binh tự bắn vào lúc 11:00 sáng tại Lai Khê. Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, 49 tuổi, Tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh tự tử bằng thuốc độc tại trung tâm Đồng Tâm. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, 46 tuổi, Tư lệnh QK II, tự tử bằng thuốc độc tại nhà ông ở Sài Gòn. Trung tá Đặng Sĩ Vinh, cảnh sát quốc gia, bắn ông, vợ ông, và bảy đứa con của họ tại 2:00 chiều tại nhà ông ở Sài Gòn. Trung tá Nguyễn Văn Long, Cảnh sát Quốc gia, tự bắn trước tượng Thủy Quân Lục Chiến lúc 11:00 sáng tại Sài Gòn. Trung úy Không quân Nguyễn Thanh Quan tự bắn vào lúc 3:15 chiều tại nhà anh. Thượng sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, 21 tuổi, tự bắn lúc 10:25 sáng ngày 01 tháng 5, 1975 tại sân bay Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường. Binh nhất Hồ Chí Tâm, Tiểu đoàn 490 Địa phương quân, tự bắn bằng M-16 tại Đầm Cún, Cà Mau. 

Danh sách tiếp tục. Trung tá Vũ Đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn, Trung tá Nguyễn Đình Chi, Trung tá Hà Ngọc Lương, Trung tá Phạm Đức Lợi, Trung tá Nguyễn Xuân Trân, Trung tá Phạm Thế Phiệt, Thiếu tá Không quân Nguyễn Gia Tập, Thiếu tá Lương Bông, Thiếu tá Mã Thành Liên, Thiếu tá Nguyễn Văn Phúc, Thiếu tá Hải quân Lê Anh Tuấn, Thiếu tá Đỗ văn Phát, Thiếu Tá Trần Thế Anh, Đại úy Vũ Khắc Cần, Đại úy Tạ Hữu Di, Đại úy Nguyễn Văn Hữu, Đại úy Nguyễn Hòa Dương, Trung úy Đặng Trần Vinh, Trung úy Nghiêm Viết Thảo, Trung úy Nguyễn Văn Cảnh, Thiếu úy Nguyễn Phụng, Thiếu úy dù Hoàng Văn Thái và bảy người đồng đội, Chuẩn úy Đỗ Công Chính, Thượng sĩ Phạm Xuân Thanh, Thượng sĩ Bùi Quang Bộ, Trung sĩ Quân Cảnh Trần Minh, Luật sư Trần Chánh Thành. 

Một số không rõ sĩ quan, chiến sĩ, quan chức chính phủ, và công dân Việt Nam Cộng Hòa tự tử sau sự xụp đổ của miền Nam Việt Nam vào ngày 30 Tháng Tư, 1975.

Cần Thơ, ngày 14 tháng 8, năm 1975 

Chúng không bịt mắt người tù vì chúng muốn ông phải đối mặt với dân chúng và khẩu súng sẽ lấy mạng ông. Cùng với các tù nhân khác, ông bị Toà án nhân dân kết án tử hình. Cuộc hành quyết ông được tổ chức tại sân vận động Cần Thơ và mở cho công chúng. Kẻ thù ông không chỉ muốn ông chết. Chúng muốn hạ nhục ông công khai và chúng muốn dùng cái chết ông để cảnh cáo người khác. Khán giả, những người đàn ông và phụ nữ, đến nhìn ông lần chót. Tội ông được tả một cách mơ hồ, nhưng dính líu đến sự chiến đấu ngoan cố của ông khi lệnh đầu hàng được công bố. Ông và lính ông chiến đấu cho đến khi họ dùng viên đạn cuối cùng, một ngày sau khi Sài Gòn xụp đổ. Không giống như những người khác, ông không tự tử do đức tin Công giáo của ông. 

Ông mặc bộ áo màu đen. Tay bị trói sau lưng và vào một cột gỗ cao. Ông trông bình tĩnh và đầy tư cách. 

"Anh muốn nói gì trước khi chết không?" Tên chỉ huy toán hành quyết hỏi. 

Người tù nhìn trừng trừng vào tên chỉ huy toán hành quyết. "Tôi không đầu hàng. Tôi chỉ muốn mặc quân phục tôi và chào lá cờ Việt Nam Cộng Hòa." 

"Chuyện đó không có được," tên toán trưởng hét vào mặt ông. Mặt hắn đỏ lên. 

Người tù mỉm cười. Ông đã đoán trước phản ứng kẻ bắt ông. Ông nhìn khán giả, nhìn những ông và phụ nữ với khuôn mặt căng thẳng. Một số cúi đầu và chắp tay cầu nguyện. Một số lau nước mắt. Tim ông thắt lại khi ông nhận ra những khuôn mặt quen thuộc của những người dân trong tỉnh ông. Ông nghĩ về cuộc đời binh nghiệp ông hơn hai mươi năm, về các chiến hữu ngã gục, những lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc trên chiến trường, và trận chiến cuối cùng. Gia đình ông. Tổ quốc ông. 

Mặt ông đanh lại. 

"Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! Đả đảo Cộng Sản," người tù hét lên. 

Mắt tên toán trưởng mở rộng trong kinh ngạc. "Bắn nó," hắn hét lên. 

Các khán giả há miệng. Một số nhắm mắt. 

Tên hành quyết, mặc bộ áo đen với khăn quàng cổ ca rô đen trắng, chỉa khẩu súng vào thái dương người tù rồi bóp cò. 

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện bị xử tử bởi Cộng sản vào ngày 14 tháng 8, 1975. Sĩ quan cấp dưới của ông, gồm có Thiếu tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, Trung Tá Võ Văn Đường, cảnh sát trưởng Chương Thiện, và Đại úy Phạm Văn Bé, chỉ huy trưởng đại đội trinh sát, cũng bị hành quyết sau khi bị bắt. Phụ tá của Đại Tá Cẩn, Trung Sĩ Vũ Tiến Quang, đã bị hành quyết vào ngày 1 tháng Năm năm 1975 ngay sau khi ông và Đại Tá Cẩn bị bắt làm tù binh. Hàng trăm chiến sĩ khác của Việt Nam Cộng Hòa đã không đầu hàng và đánh cộng sản cho đến viên đạn cuối cùng. Nhiều người bị xử tử tại chỗ sau khi bị bắt. Đó là trường hợp của Thiếu tá Trần Đình Tự, 32 tuổi, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 38 BĐQ, và lính ông, những người bị xử tử một cách tàn nhẫn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. 

Tin cuộc hành quyết lan rộng cả thành phố. 

Bầu trời đầy mây sau cơn mưa nhẹ. Mặt trời đã xuống. Buổi tối bắt đầu rơi vào Cần Thơ. 

Người thiếu nữ trẻ mặc toàn màu trắng. Lúc đầu, mọi người không chú ý đến cô. Họ đi ngang qua cô, liếc nhìn cô, rồi bỏ đi. Nhưng khi cô lấy ra một bó nhang, thắp nhang, và quỳ xuống trong một tư thế cầu nguyện, người ta bắt đầu tụ tập quanh cô. 

Cô nhắm mắt lại, lễ lạy ba lần và đặt cây nhang đang cháy trong bình nhang. 

Cô đứng lên và bước đi, bỏ qua tia nhìn tò mò của những người xung quanh và người qua đường. 

Có người thông báo sự việc lạ lùng đó với cảnh sát nhân dân. Ngay sau đó, hai nhân viên an ninh đến. 

Trên vỉa hè, hương đã đốt cháy nửa chừng. Một mảnh giấy gấp lại bị mắc kẹt bên dưới bình nhang. Một trong hai nhân viên an ninh rút tờ giấy. Anh mở ra. 

Trên tờ giấy, những dòng sau đây được viết gọn gàng: 

Cho những người lính đã ngã gục, những người nam nữ Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu cho tự do và dân chủ. 

Anh hùng tử, khí hùng bất tử

Xin đừng đứng khóc bên mộ tôi. 
Vì tôi không ngủ, đã đi rồi. 
Tôi là ngàn gió bay thoang thoảng, 
Là kim cương trên tuyết sáng ngời. 
Tôi là thái dương trên hạt chín. 
Là giọt mưa thu đọng nhẹ nhàng. 
Khi người thức giấc mai bịn rịn, 
tôi như cơn lốc bốc huy hoàng 
của đàn chim bay quanh lặng lẽ. 
Tôi là sao đêm ánh dịu màu. 
Đừng đứng bên mộ tôi rơi lệ. 
Tôi không ở đó; tôi không chết đâu. 

Do not stand at my grave and weep, 
I am not there; I do not sleep. 
I am a thousand winds that blow, 
I am the diamond glints on snow, 
I am the sun on ripened grain, 
I am the gentle autumn rain. 
When you awaken in the morning’s hush 
I am the swift uplifting rush 
Of quiet birds in circling flight. 
I am the soft starlight at night. 
Do not stand at my grave and cry, 
I am not there; I did not die. 

Mary Elizabeth Frye, 1932 

*

GHI CHÚ LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN

TÔI KHÔNG CHẾT ĐÂU (1975)
... 

Các tướng lãnh và sĩ quan Quân Lực VNCH trong những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam:

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng được coi là chống Mỹ (Andrade 2001, 351). Tuy nhiên, bình luận này có vẻ hướng về phương pháp đánh trận của ông, và không nhất thiết là thái độ ông đối với quân Mỹ. Parker, một nhân viên CIA, mô tả ông là người nồng nhiệt và thân thiện (Parker 2000, 246, 250). Mối liên hệ giữa Hưng và cố vấn Mỹ của ông, Đại tá Miller, trong cuộc tấn công mùa hè năm 1972, ban đầu thì tốt đẹp nhưng trở nên tệ hơn khi cuộc chiến kéo dài. Năm 1971, khi Hưng là tư lệnh Sư Đoàn 5, Miller báo cáo rằng Hưng cho thấy một tài lãnh đạo xuất sắc, tích cực, có tổ chức, và cứng rắn (Andradé 2001, 351). Nhưng trong trận An Lộc vào năm 1972, Miller bực tức bởi sự thiếu kiểm soát và do dự của Hưng (Andradé 2001, 399; Lam 2009, 53). So với Đại tá Trần Văn Nhựt, tỉnh trưởng Bình Long, trong trận An Lộc, Hưng có vẻ yếu kém và thiếu quyết đoán (Andradé 2001, 454). Đại tá Ulmer, người thay thế Miller, có cái nhìn khác. Theo ông, Hưng dường như mệt mỏi và thận trọng, mất bình tĩnh vài lần, nhưng ông rõ ràng nắm quyền chỉ huy và không bao giờ vấp (Andradé 2001, 430-431). Lời phê của Miller về Hưng cũng bị các nguồn khác bác bỏ (Lam 2009, 209-210).

Về kế hoạch "Nối Tay" của hai tướng Hưng và Nam trong tháng 4 năm 1975 tái điều động quân ở QK IV chống lại cộng sản, không rõ việc này có phải là một kế hoạch thực tế. Theo như Parker (2000, 281), Hưng nói với ông vào ngày 15 tháng 4 năm 1975 rằng miền Nam Việt Nam không thể bảo vệ vùng đồng bằng vì họ không có các nguồn cung cấp đúng và cảm thấy họ đã bị bỏ rơi. Nếu kế hoạch "Nối Tay" là kế hoạch nghiêm trọng của Hưng, ta chỉ có thể phỏng đoán rằng ông đã không nói với Parker sự thật vì ông muốn giữ bí mật.

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn được biết là "người lính trong năm" của Quân Lực VNCH cho chí khí anh hùng của ông trong các trận đánh. Parker nhận xét rằng ông là lính của lính, dũng cảm và liêm khiết (sđd., 250; tên ông Cẩn đánh vần sai là Cảnh). Chuẩn Tướng Hưng và Đại Tá Cẩn được coi là những người ái quốc của miền Nam Việt Nam (sđd., 248).

Các vụ tự tử của các Tướng Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, và các sĩ quan cảnh sát quốc gia và Quân Lực VNCH và sự hành quyết của Đại tá Hồ Ngọc Cẩn được báo cáo trong nhiều bài đăng trên Internet, trang web (xem, thí dụ như, Vnafmamn), và một số sách (Parker 2000, 327-328; Butler 1985, 507; Lam 2009, 238-241; Veith 2012, 495-496; Võ 2004, 18-21; Duong 2008, 220). Đặc biệt, bà góa phụ của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Phạm Thị Kim Hoàng, kể lại ngày cuối cùng của chồng mình rất chi tiết (Phạm 2003; Parker 2000, 327-328). Câu chuyện Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và một tấm ảnh của cuộc hành quyết ông (trong bộ áo đen bị một tên VC mặc áo đen và khăn ca rô quàng cổ chỉa khẩu súng lục vào thái dương ông) được đăng trên các trang web khác nhau (QLVNCH 2012). Một bản tin trên mạng đăng năm 2013 bởi Công Lý, một cơ quan tin tức của chính phủ CHXHCNVN của "tòa án nhân dân tối cao," kể lạ̣i phiên tòa và cuộc xử tử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn xảy ra vào tháng 7 năm 1975 (Công Lý 2013). Theo bản tin đó, "tội ác" Đại tá Cẩn là sự ngoan cố của ông "tử thủ đến cùng" bất kể lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh.

Một trang Web cung cấp danh sách các tướng và sĩ quan Quân Lực VNCH tự tử vào ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5 năm 1975 (Tranhung 2010).

Bài thơ "Xin đừng đứng khóc bên mộ tôi":

Mary Elizabeth Frye (1905-2004) được xác định trong năm 1998 là tác giả của bài thơ, "Do not stand at my grave and weep" ("Xin đừng đứng khóc bên mộ tôi") (Wikipedia-Frye 2013). Bà viết bài thơ vào năm 1932 nhưng không xuất bản, hoặc giữ quyền tác giả, và bài thơ được gán cho một tác giả vô danh trong hơn sáu mươi năm (xem, thí dụ, Parker 2000, 329). Bài thơ nói với người đọc / khán giả qua tiếng nói của một người đã qua đời, gợi lên hình ảnh tinh thần (Wikipedia-Frye 2013). Bản dịch bài thơ tiếng Việt của tôi không dịch bài thơ từng chữ một vì tôi muốn diễn tả bài thơ theo kiểu thơ Việt Nam bằng cách dùng kiểu hỗn hợp của bài thơ 4-câu theo vần điệu tiêu chuẩn và xen kẽ. Bản dịch tiếng Việt của tôi diễn tả cùng một ý nghĩa như trong bài thơ nguyên tác tiếng Anh.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Edited for this excerpt.)

Andradé, Dale. 2001. America’s Last Vietnam Battle, Halting Hanoi’s 1972 Easter Offensive, University Press of Kansas, Kansas, U.S.A.

Butler, David. 1985. The Fall of Saigon: Scenes from the Sudden End of a Long War, Dell Publishing, New York, U.S.A.

Duong, Van Nguyen. 2008. The Tragedy of the Vietnam War – A South Vietnamese Officer’s Analysis. McFarland & Company, Inc., North Carolina, U.S.A.

Lam Quang Thi. 2009. Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that Saved South Vietnam, University of North Texas Press, Texas, U.S.A. 

Parker, James E., Jr. 2000. Last Man Out, A Personal Account of the Vietnam War, Ballantine Book, New York, U.S.A.

Veith, George J. 2012. Black April - The Fall of South Vietnam, 1973-1975. Encounter Books, New York, U.S.A.

Vo, Nghia M.. 2004. The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam, McFarland & Co Inc, North Carolina, U.S.A.

NGUỒN INTERNET

Cần lưu ý rằng nguồn Internet có thể không vĩnh viễn. Một blog có thể gỡ bỏ bởi tác giả, một bài báo có thể bị xóa, hoặc một Website có thể bị đóng cửa.

Công Lý. 2013. Phiên tòa đầu tiên ở Cần Thơ sau ngày giải phóng (The first court trial in Cần Thơ after liberation). Đăng 1-9-2013. http://congly.com.vn/phap-dinh/phien-toa-dau-tien-o-can-tho-sau-ngay-giai-phong-29260.html (truy cập 11-10-2013).

Phạm Thị Kim Hoàng. Không rõ năm. Hồi ký của bà Lê Văn Hưng (Memoir of Madame Lê Văn Hưng)http://www.nguyenkhoanam.com/tam_tu3.html (truy cập 29-9-2013).

Phạm Thị Kim Hoàng. 2003. The Final Day of My Husband's Life, Tran Thi My Ngoc và Larry Engelmann dịch. 19-10-2003, http://lde421.blogspot.com/2012_10_01_archive.html (truy cập 29-9-2013).

QLVNCH. 2012. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn Là Biểu tượng cho Danh dự và Uy dũng của QLVNCH (Colonel Hồ Ngọc Cẩn represents the honor and valor of ARVN). Đăng 10-1-2012. http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_LS/QLVNCH/HNC/LHCCSHTD_LS_QLVNCH_HNC_DaiTaHoNgocCan_BieuTuongChoDanhDuVaUyDung_Cua_QLVNCH_2012JAN10.htm (truy cập 29-9-2013).

Tranhung. 2010. DANH SÁCH CHIẾN SĨ VNCH TỰ SÁT NGÀY 30/4/1975 (List of ARVN soldiers who committed suicide on April 30, 1975). Đăng 15-4-2010. http://www.haisystem.com/webportal/html/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=1768 (truy cập 30-9-2013).

Vnafmamn. Không rõ năm. Untold Story Sectionhttp://www.vnafmamn.com/black_april.html (truy cập 30-9-2013).

Wikipedia-Frye. 2013. Do not stand at my grave and weep. Thay đổi chót vào 16-9-2013. http://en.wikipedia.org/wiki/Do_not_stand_at_my_grave_and_weep (truy cập 30-9-2013).


danlambaovn.blogspot.com

*

I DID NOT DIE

THE YEAR 1975


*

CẦN THƠ, APRIL 30, 1975

Forty-two-year-old Brigadier General Lê Văn Hưng sat quietly behind his desk in his office, his eyes staring at the wall. The brief radio broadcast announcement of President Dương Văn Minh echoed in his mind:

“I, General Dương Văn Minh, president of the Saigon government, appeal to the armed forces of the Republic of Vietnam to lay down their arms and surrender unconditionally to the forces of the National Liberation Front. I declare that the Saigon government is completely dissolved at all levels.”

Earlier, at 10:24AM, he had heard Minh’s broadcast radio message that called on all sides to cease hostilities in preparation for the transfer of power to the Provisional Revolutionary Government (PRG) of South Vietnam, or the Vietcong (VC). He had been devastated after that morning announcement. Although it was not a surprise, the reality of the collapse of South Vietnam began to sink in. Now, four hours later, Minh’s order of unconditional surrender had pushed that sinking feeling to its lowest point.

That was the end of it.

Before Minh’s morning broadcast, he had predicted what would happen. But he had not been terribly distressed. In fact, he had been enthusiastic. He and his commanding superior, Major General Nguyễn Khoa Nam, Commander of the MR IV, had planned a counteroffensive against the communists. Coded Linking Hands, the secret plan would provide for a systematic redeployment of all fighting combat units under their command to the jungles and the delta region in the MR IV. From there, they would establish a command center to reorganize the army and fight back against the communists. With at least ten thousand men, they would be able to sustain a prolonged insurgency and eventually build up their strength. The plan had been drawn up with detailed maps and retreating routes, and allocated personnel for transport of ammunition and supplies. All commanders at the company levels had been informed of the plan. They only needed to receive the final specific instructions of locations and routes of retreat.

The plan would have been a complete success if the Colonel they had entrusted to coordinate all units had carried out his task. At the last minute, Hưng found out that the Colonel had left his post with his family in their haste to flee from South Vietnam with other officers. A Captain who had been delegated for the task had also left.

The plan had been doomed. The unit commanders hadn’t received the instructions and the maps. The complete package of the logistics of the plan had been carried away with the Colonel. Without receiving any orders, the unit commanders had been confused, believing that the plan had been canceled. Minh’s broadcast message ordering a ceasefire had further compounded the problem. By the time he contacted his commanders, they had sent their soldiers home.

Nam and he had been infuriated after discovering the plan failure. They comforted each other and hoped for a miracle that would save South Vietnam. That hope had been shattered by Minh’s broadcast ceasefire message. And now, nothing was left for South Vietnam after Minh’s unconditional surrender.

It was clear to him he now had only one option.

Days earlier, his American liaison had urged Nam and him to evacuate with the Americans and other South Vietnamese officers through the Mekong River to the sea, but Nam and he had flatly refused.

“We can’t abandon our men,” he said to the liaison. “We are their commanders. We will stay and fight together with them till death.”

After repeated pleas, the American liaison had given up and reluctantly left without them.

Now, his soldiers had dropped their weapons at the order of their highest commander, President and General Minh. Nam and he had no more soldiers to fight.

Actually, it was not too late to leave South Vietnam. The MR IV had remained calm and undisturbed by the collapse of MRs I, II and III and Saigon. The VC concentration was very low and the NVAs had not infiltrated the area yet. But leaving South Vietnam had never been an option for him.

He looked out the window. It was dark outside. Evening had fallen on Cần Thơ. It was a day of remarkable calmness after the official collapse of Saigon.

He swallowed hard. How had it come to this? How could the military regions I, II, and III collapse within weeks, almost without a fight, except for the heroic battle of Xuân Lộc?

He thought of his days at An Lộc in 1972, the most intensive fighting he had experienced in his career. For almost two months, under constant enemy artillery shelling, the tiny town of An Lộc had repelled the massive assault by the NVAs. During the siege, there had been desperate times when he had thought his life would soon be over, but the thought of abandoning his men or surrendering to the enemy had never crossed his mind. Having been in the military for twenty years, now as the second-in-command of the entire MR IV, covering the entire Mekong Delta region, his life had constantly been dedicated to fighting against the communists. How could he leave his men? How could he surrender unconditionally to the enemy? But as a military commander, he also knew the strict rule of the army: follow the order of the superior commander. President Dương Văn Minh was now the supreme commander of the Army of the Republic of Vietnam. He had ordered all combat units to surrender.

It was the stupid tactical withdrawal order of Thiệu. The former President of South Vietnam had announced his resignation on TV on April 21 with a promise to stay to fight as a soldier, only to flee the country a few days after his resignation speech. Poor Thiệu. He cried like a baby on TV, admitting that he had been duped by the Americans.

He sneered at the thought of the Americans. They could not be trusted. Regardless how much Nixon and Kissinger embellished their accomplishments for the Paris Peace Accords, the U.S. was the main culprit for the collapse of South Vietnam. Peace with honor. What a joke! Unilateral withdrawal of troops in a war was an act of admitting defeat, not peace. Abandoning the ally in the middle of the war was a disgrace, not honor. Leaving the ally to fight with dwindling ammunition and supplies against the enemy with escalating aid from two military superpowers was a cruel act. But the U.S. had never treated South Vietnam as their ally anyway. The American Generals had always considered the South Vietnamese army as an extension of their forces, and had to depend on them. To them, the little people didn’t know how to fight. Worse yet, many American officers believed that the South Vietnamese didn’t have the fighting spirit. What did they know about the logistical problems of troop movements, the vulnerability of an over-extended defense belt, the difficult problem of protecting the civilians from enemy attacks, and the worries about their own families? The Americans only believed the Americans. The U.S. Congress listened to their Generals while being influenced by the manipulative media, infiltrated by the cowardly anti-war activists, and fearful of their ignorant and misinformed constituents. They didn’t give a shit about their South Vietnamese ally.

But at this point, everything had become moot.

He stared at the words Honor – Homeland - Responsibilities below the eagle holding two swords in its claws on the service banner of the Army of the Republic of Vietnam, which hung on the wall. The words had been ingrained in his mind for so long that they had become part of his life. He had vowed to follow these words the day he entered the military life. But now, he couldn’t keep all three of them. His homeland had been lost to the enemy. His responsibilities had been overridden and taken away by Minh’s order of unconditional surrender. He now only had Honor.

Honor. The real honor.

Many people didn’t fully understand the meaning of this word. Some even called one’s act of keeping honor a stupid act. Others would abuse it. Like Nixon’s peace with honor.

A knock at the door interrupted his thoughts.

“Come in,” he said.

Hoàng, his wife, stepped in.

“How is everything, dear?” she asked.

He paused and wondered if he should tell her what had been going on. What’s the point? But she was his wife and she deserved to know. Besides, there was a change in his plan with her and the children. He had to tell her. He had to convince her.

With controlled calmness, he began telling her about the failed plan and the current situation. She listened to him attentively, as always. As he finished, Hoàng looked at him with tears in her eyes. They had talked about their plan, the contingencies, and about dying together with their children. To keep honor.

He took a deep breath, and his eyes shone. “You have to live to take care of the kids.”

“Why?” she asked, puzzled. “Why have you changed your mind?”

He sighed in resignation. “Our kids are innocent. I can’t let them die.”

She cried. “You know we cannot let our children live under the communists. It’s like having them tortured. Let them die with me peacefully, in their sleep. We will die together.”

“No,” he said, his voice firm. “Parents cannot kill their children. I beg you. Bear the humiliation in order to live. Stay behind in my place and raise them to be righteous. Watch out for wealth, glory, and fame. Those are things that can blur your conscience. Remember, our motherland is the most important thing. Bear to abase yourself and put up with humiliation to raise our kids and ingrain in them the will to restore honor for our motherland.”

She sobbed. “If you don’t want them to die, why don’t you flee like the others?”

He glared at her. “You are my wife. How could you ask me such a question?”

She trembled. “Please forgive me. It’s because I love you so much.”

He gazed at her. In one brief moment, emotion overwhelmed him.

“Listen to me,” he said. “Other people can flee, but I cannot. I have served with thousands of soldiers, living with them through life-and-death moments. How can I abandon them? I will not surrender. The VCs are coming. I know when I face them, I can’t control myself and will shoot them. But that will cause bloodshed and more people and soldiers will die.”

“I know, but what should I do?”

He squeezed her hand. “We understand each other well. I know you are physically fragile but your will is like iron. Put up with humiliation. Disguise, change yourself. I trust you. For my sake, for our children’s sake, for our homeland’s sake. You can do it. Please listen to me. I beg you. I beg you.”

Tears rolled down her face. “Yes, I will.”

“Promise me. Promise me.”

“Yes, I promise.”

He smiled.

At 8:45PM, April 30, 1975, Brigadier General Lê Văn Hưng, 42, the hero of An Lộc, shot himself in his locked room after saying farewell to his family and his commanders, leaving behind his wife and two young children, ages five and two.

Less than a day later, his superior, Major General Nguyễn Khoa Nam, 47, shot himself at 7:30AM, May 1, 1975.

Brigadier General Lê Văn Hưng and Major General Nguyễn Khoa Nam were not the only officers who committed suicide.

On April 30, 1975 and May 1, 1975, several more military and national police officers of the Republic of Vietnam preferred death to seeing the communist flags flying in South Vietnam. Brigadier General Lê Nguyên Vỹ, 41, Commander of 5th Infantry Division shot himself at 11:00AM at Lai Khê. Brigadier General Trần Văn Hai, 49, Commander of 7th Infantry Division committed suicide by taking poison at Ðồng Tâm center. Major General Phạm Văn Phú, 46, Commander of MR II, committed suicide by poison at his home in Saigon. Lieutenant Colonel Ðặng Sĩ Vinh of the National Police shot himself, his wife, and their seven children at 2:00PM at his home in Saigon. Lieutenant Colonel Nguyễn Văn Long of the National Police shot himself in front of the Marines Statue at 11:00AM in Saigon. Second Lieutenant Nguyễn Thanh Quan of the Air Force shot himself at 3:15PM at his home. Master Sergeant Nguyễn Ngọc Ánh, 21, shot himself at 10:25AM on May 1, 1975 at Mộc Hóa airfield, Kiến Tường Province. Private Hồ Chí Tâm, 490th RF Battalion, shot himself with an M-16 at Đầm Cùn, Cà Mau.

The list went on. Lieutenant Colonel Vũ Đình Duy, Lieutenant Colonel Nguyễn Văn Hoàn, Lieutenant Colonel Nguyễn Đình Chi, Lieutenant Colonel Hà Ngọc Lương, Lieutenant Colonel Phạm Đức Lợi, Lieutenant Colonel Nguyễn Xuân Trân, Lieutenant Colonel Phạm Thế Phiệt, Air Force Major Nguyễn Gia Tập, Major Lương Bông, Major Mã Thành Liên, Major Nguyễn Văn Phúc, Navy Major Lê Anh Tuấn, Major Đỗ văn Phát, Major Trần Thế Anh, Captain Vũ Khắc Cẩn, Captain Tạ Hữu Di, Captain Nguyễn Văn Hựu, Captain Nguyễn Hòa Dương, First Lieutenant Đặng Trần Vinh, First Lieutenant Nghiêm Viết Thảo, First Lieutenant Nguyễn Văn Cảnh, Second Lieutenant Nguyễn Phụng, Airborne Second Lieutenant Hoàng Văn Thái and his seven comrades, Warrant Officer Đỗ Công Chính, Master Sergeant Phạm Xuân Thanh, Master Sergeant Bùi Quang Bộ, Military Police Sergeant Trần Minh, Attorney Trần Chánh Thành.

An unknown number of officers, soldiers, government officials, and citizens of the Republic of Vietnam committed suicide as a result of the collapse of South Vietnam on April 30, 1975.

CẦN THƠ, AUGUST 14, 1975

They didn’t blindfold the prisoner because they wanted him to face the people and the gun that would take his life. Together with other prisoners, he was sentenced to death by the People’s Court. His execution was held at the Cần Thơ stadium and open to the public. His enemy didn’t just want him to die. They wanted to humiliate him publicly and they wanted to use his death to warn others. The spectators, men and women, came to see him for the last time. His crime had been vaguely described, but it had to do with his stubborn fighting when the order of surrender had been announced. He and his men had fought till they used the last of their bullets, one day after the collapse of Saigon. Unlike others, he didn’t commit suicide, due to his Catholic faith.

He was dressed in black pajamas. His hands were tied behind his back and onto a tall wooden pole. He looked calm and dignified.

“Is there anything you want to say before your death?” the leader of the execution team asked.

The prisoner’s eyes glared at the execution team leader. “I didn’t surrender. I just want to wear my military uniform and salute the flag of the Republic of Vietnam.”

“That’s out of the question,” the team leader shouted at him. His face reddened.

The prisoner smiled. He had expected his captor’s reaction. He looked at the spectators, at the men and women with tense faces. Some bowed their heads and clasped their hands in prayer. Some wiped away tears. His heart tightened when he recognized many familiar faces of those who were residents in his province. He thought about his military life of more than twenty years, his fallen comrades, his hair’s breadth escapes from death on numerous battlefields, and his last battle. His family. His country.

His face hardened.

“Long live the Republic of Vietnam! Down with the Communists!” the prisoner shouted.

The team leader’s eyes widened in shock. “Shoot him,” he screamed.

The spectators gasped. Several closed their eyes.

The executioner, dressed in black with a black and white checkered scarf around his neck, pointed the pistol at the prisoner’s temple and pulled the trigger.

Colonel Hồ Ngọc Cẩn, Province Chief of Chương Thiện Province was executed by the Communists on August 14, 1975. His subordinate officers, including Major Trịnh Tấn Tiếp, District Chief of Kiến Thiện District; Lieutenant Colonel Võ văn Đường, Chương Thiện Chief Police; and Captain Phạm văn Bé, Commander of recon company, were also executed after their capture. Colonel Cẩn’s aide, Sergeant Vũ Tiến Quang, had been executed on May 1, 1975 right after he and Colonel Cẩn were taken prisoner. Hundreds of other fighting men of the Republic of Vietnam didn’t surrender and fought the Communists till their last bullets. Many were executed on the spot after being captured. Such was the case of Major Trần Đình Tự, 32, Commander of 38th Ranger Battalion, and his men, who were brutally executed on April 30, 1975.

News of the execution had spread all over town.

The sky was cloudy after a brief rain. The sun had descended. Evening began to fall in Cần Thơ.

The young woman was dressed completely in white. At first, people didn’t pay attention to her. They walked by her, glanced at her, and walked away. But when she took out a bundle of incense sticks, lit them, and knelt down in a prayer position, people began to gather around her.

She closed her eyes, prostrated herself three times and put the burning incense sticks in a pot.

She stood up and walked away, ignoring curious stares of the surrounding people and passers-by.

Somebody reported the strange incident to the people’s police. Soon, two security men arrived.

On the sidewalk, the incense sticks had burned halfway. A folded piece of paper stuck out underneath the pot. One of the security men removed the paper. He opened it.

On the sheet, the following lines were neatly written:

To the fallen soldiers, men and women of the Republic of Vietnam who fought for freedom and democracy.

The heroes died, but their heroic spirit will never die. (Anh hùng tử, khí hùng bất tử.)

Xin đừng đứng khóc bên mộ tôi.
Vì tôi không ngủ, đã đi rồi.
Tôi là ngàn gió bay thoang thoảng,
Là kim cương trên tuyết sáng ngời.
Tôi là thái dương trên hạt chín.
Là giọt mưa thu đọng nhẹ nhàng.
Khi người thức giấc mai bịn rịn,
tôi như cơn lốc bốc huy hoàng
của đàn chim bay quanh lặng lẽ.
Tôi là sao đêm ánh dịu màu.
Đừng đứng bên mộ tôi rơi lệ.
Tôi không ở đó; tôi không chết đâu.

Do not stand at my grave and weep,
I am not there; I do not sleep.
I am a thousand winds that blow,
I am the diamond glints on snow,
I am the sun on ripened grain,
I am the gentle autumn rain.
When you awaken in the morning’s hush
I am the swift uplifting rush
Of quiet birds in circling flight.
I am the soft starlight at night.
Do not stand at my grave and cry,
I am not there; I did not die.


Mary Elizabeth Frye, 1932

*

HISTORICAL AND FACTUAL NOTES

I DID NOT DIE (1975)

...

The ARVN Generals and officers in the last days of South Vietnam:
Brigadier General Lê Văn Hưng was said to be anti-American (Andradé 2001, 351). However, this comment appears to be directed to his approach in fighting, and not necessarily to his attitude toward the American military. Parker, a CIA agent, described him to be warm and friendly (Parker 2000, 246, 250). Hưng’s relationship with his American advisor, Colonel Miller, during the Easter Offensive of 1972, was good initially but worsened as the battle dragged on. In 1971, when Hưng was commander of the 5th Infantry Division, Miller reported that Hưng displayed outstanding leadership, was aggressive, organized, and forceful (Andradé 2001, 351). But during the An Lộc battle in 1972, Miller was frustrated by Hưng’s lack of control and hesitation (Andradé 2001, 399; Lam 2009, 53). Compared to Colonel Trần văn Nhựt, the chief of Binh Long province in the An Lộc battle, Hưng looked weak and indecisive (Andradé 2001, 454). Colonel Ulmer, Miller’s replacement, had a different view. According to him, Hưng seemed weary and cautious, lost his composure a few times, but he was clearly in command and never buckled (Andradé 2001, 430-431). Miller’s comments about Hưng were also refuted by other sources (Lam 2009, 209-210).

Regarding Gen. Hưng and Nam’s “Linking Hands” plan in April 1975 to redeploy the troops in IV Corps to fight the communists, it is unclear if this was a realistic plan. According to Parker (2000, 281), Hưng said to him on April 15, 1975 that the South Vietnamese could not defend the delta because they didn’t have the right supplies and felt they had been abandoned. If the Linking Hands plan was Hưng’s serious plan, one can only surmise that he didn’t tell Parker the truth because he wanted to keep it secret.

Colonel Hồ Ngọc Cẩn was known as ARVN “soldier of the year” for his heroism in battles. Parker remarked that he was a soldier’s soldier, brave and incorruptible (ibid., 250; Cẩn’s name is mis-spelled as Canh). Brig. Gen. Hưng and Colonel Cẩn were known to be dedicated South Vietnamese patriots (ibid., 248).

The suicides of Generals Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, and other national police and ARVN officers, and the execution of Colonel Hồ Ngọc Cẩn are reported on many Internet postings, Websites (See, for example, Vnafmamn), and several books (Parker 2000, 327-328; Butler 1985, 507; Lam 2009, 238-241; Veith 2012, 495-496; Vo 2004, 18-21; Duong 2008, 220). In particular, the widow of Brig. Gen. Lê Văn Hưng, Phạm Thị Kim Hoàng, recounted her husband’s final day in great detail (Phạm 2003; Parker 2000, 327-328). The story of Colonel Hồ Ngọc Cẩn and a picture of his execution (in his black pajama with a pistol pointed to his temple by a VC in black and a black and white checkered scarf around his neck) are posted on various Websites (QLVNCH 2012). An on-line article published in 2013 by Công Lý, an SRV government news agency of the “supreme people's court,” recounts the court trial and the execution of Colonel Hồ Ngọc Cẩn that took place in July 1975 (Congly 2013). According to the article, Colonel Cẩn’s “crime” was his stubbornness to “defend till death” in spite of Dương Văn Minh’s order of surrender.

There is a Website that provides a list of known ARVN Generals and Officers who committed suicide on April 30 and May 1, 1975 (Tranhung 2010).

The poem “Do not stand at my grave and weep”:

Mary Elizabeth Frye (1905-2004) was confirmed in 1998 to be the author of the poem, “Do not stand at my grave and weep” (“Xin đừng đứng khóc bên mộ tôi”) (Wikipedia-Frye 2013). She wrote the poem in 1932 but didn’t publish or copyright it, and the poem was attributed to an anonymous author for more than sixty years (see, for example, Parker 2000, 329). The poem addresses the reader/audience through the voice of a deceased person, invoking spiritual imagery (Wikipedia-Frye 2013). My Vietnamese version of the poem does not literally translate the poem word for word because I wanted to capture the poem in the Vietnamese style of poetry using a mixed style of 4-verse stanzas of standard and alternating rhyming patterns. My Vietnamese version conveys essentially the same meaning as the original American poem.

LIST OF REFERENCES

(Edited for this excerpt.)

Andradé, Dale. 2001. America’s Last Vietnam Battle, Halting Hanoi’s 1972 Easter Offensive, University Press of Kansas, Kansas, U.S.A.

Butler, David. 1985. The Fall of Saigon: Scenes from the Sudden End of a Long War, Dell Publishing, New York, U.S.A.

Duong, Van Nguyen. 2008. The Tragedy of the Vietnam War – A South Vietnamese Officer’s Analysis. McFarland & Company, Inc., North Carolina, U.S.A.

Lam Quang Thi. 2009. Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that Saved South Vietnam, University of North Texas Press, Texas, U.S.A.

Parker, James E., Jr. 2000. Last Man Out, A Personal Account of the Vietnam War, Ballantine Book, New York, U.S.A.

Veith, George J. 2012. Black April – The Fall of South Vietnam, 1973-1975. Encounter Books, New York, U.S.A.

Vo, Nghia M.. 2004. The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam, McFarland & Co Inc, North Carolina, U.S.A.

INTERNET SOURCES

It should be noted that Internet sources may not be permanent. A blog may be taken down by the author, a news article may be deleted, or a Website may be closed.

Công Lý. 2013. Phiên tòa đầu tiên ở Cần Thơ sau ngày giải phóng (The first court trial in Cần Thơ after liberation). Published September 1, 2013. http://congly.com.vn/phap-dinh/phien-toa-dau-tien-o-can-tho-sau-ngay-giai-phong-29260.html (accessed October 11, 2013).

Phạm Thị Kim Hoàng. Unknown date. Hồi ký của bà Lê Văn Hưng (Memoir of Madame Lê Văn Hưng).  http://www.nguyenkhoanam.com/tam_tu3.html (accessed September 29, 2013).

Phạm Thị Kim Hoàng. 2003. The Final Day of My Husband's Life, translated by Tran Thi My Ngoc and Larry Engelmann. October 19, 2003, http://lde421.blogspot.com/2012_10_01_archive.html (accessed September 29, 2013).

QLVNCH. 2012. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn Là Biểu tượng cho Danh dự vả Uy dũng của QLVNCH (Colonel Hồ Ngọc Cẩn represents the honor and valor of ARVN). Posted January 10, 2012. http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_LS/QLVNCH/HNC/LHCCSHTD_LS_QLVNCH_HNC_DaiTaHoNgocCan_BieuTuongChoDanhDuVaUyDung_Cua_QLVNCH_2012JAN10.htm (accessed September 29, 2013).

Tranhung. 2010. DANH SÁCH CHIẾN SĨ VNCH TỰ SÁT NGÀY 30/4/1975 (List of ARVN soldiers who committed suicide on April 30, 1975). Posted on April 15, 2010. http://www.haisystem.com/webportal/html/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=1768 (accessed September 30, 2013).

Vnafmamn. Unknown date. Untold Story Section. http://www.vnafmamn.com/black_april.html (accessed September 30, 2013).

Wikipedia-Frye. 2013. Do not stand at my grave and weep. Last modified on September 16, 2013. http://en.wikipedia.org/wiki/Do_not_stand_at_my_grave_and_weep (accessed September 30, 2013).
© Copyright 2019 BackUp Dân Làm Báo, All rights reserved

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.